Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1: Nguyễn Ngọc Tư thường sáng tác về đề tài gì?

A. Kỷ niệm tuổi ấu thơ

B. Về quê hương, đất nước

C. Về những người nông dân bình dị, quê mùa

D. Về Cách mạng

Câu 2: Trong các tác phẩm sau, tác phẩm nào không phải của Vũ Bằng?

A. Một mình trong đêm tối

B. Tội ác và hối hận

C. Để cho chàng khỏi khổ

D. Lặng lẽ Sa Pa

Câu 3: Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt

Câu 4: Bài thơ Thu sang do ai sáng tác?

A. Hữu Thỉnh

B. Thanh Hải

C. Đỗ Trọng Khơi

D.Y Phương

Câu 5: Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học?

A. Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện

B. Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ

C. Để tô đậm tính cách nhân vật

D. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.

Câu 6: Theo Vũ Bằng, sản phẩm gì của đất nước thương yêu mà biểu dương được tinh thần của những cuộc nhân duyên giữa trai gái?

A. Hồng và cau

B. Cau và cốm

C. Hồng và cốm

D. Hồng, cốm, cau

Câu 7: Tác phẩm Mùa phơi trước sân bao gồm mấy phần

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Câu 8: Theo tác giả Y Phương, hạt dẻ Trùng Khánh chỉ xuất hiện vào mùa nào?

A. Xuân

B. Hạ

C. Thu

D. Đông

Câu 9: Điền vào chỗ … để hoàn thành đoạn thơ sau:

“Đã tràn ngân nỗi mong manh

Tiếng chim đẩy khoảng này xanh sang mùa

….

Tự lòng đất, tự trời xưa nhuộm về”

A. Xanh lễ đã kiệt sức hè

B. Vườn chiều rộn lá thu sang

C. Vàng như tự nắng tự mưa

D. Cỏ non xanh tận chân trời

Câu 10: Từ “mõi” ở ví dụ trên có nghĩa là gì?

“Cá nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm”

A. Lấy cắp, lấy trộm

B. Mắc bẫy, mắc lừa

C. Mệt mỏi

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 11: Nhà văn được tiếp xúc với báo chí, được thầy giáo khích lệ sáng tác, viết bài nhiều hơn năm bao nhiêu?

A. 1996

B. 1997

C. 1998

D. 1999

Câu 12: Đâu là sáng tác của nhà văn?

A. Những ngôi sao xa xôi

B. Bến quê

C. Những cô gái bất hạnh

D. Chiếc lá cuối cùng

Câu 13: Tác phẩm Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học thuộc thể loại nào?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Văn bản thông tin

D. Biểu cảm

Câu 14: Bố cục của tác phẩm “Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học”?

A. 5 phần

B. 4 phần

C. 3 phần

D. 2 phần

Câu 15: Văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn viết về điều gì?

A. Giới thiệu những quy tắc, cách thức mới của hoạt động viết giúp chúng ta có thể ghi chép hiệu quả hơn

B. Giới thiệu những quy tắc, cách thức mới của hoạt động đọc giúp chúng ta có thể đọc nhanh hơn

C. Giới thiệu những quy tắc, cách thức mới của hoạt động bơi giúp chúng ta có thể phòng tránh đuối nước

D. Giới thiệu những quy tắc, bài học trong cuộc sống

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay