Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Bài 6 TH tiếng Việt 2: Thán từ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6 TH tiếng Việt 2: Thán từ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
BÀI 6: CHÂN DUNG CUỘC SỐNGTHỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: THÁN TỪ, BIỆN PHÁP TU TỪ
(19 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Thán từ là gì?
- Là những từ ngữ để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ, đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
- Là những từ làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
- Là những từ dùng để nối các vế câu trong câu ghép.
- Là những từ đi sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ đó.
Câu 2: Thán từ gồm mấy loại chính?
- 3 loại.
- 2 loại.
- 5 loại.
- 4 loại.
Câu 3: Thán từ gồm những loại nào?
- Thán từ bộc lộ trực tiếp tình cảm - cảm xúc; thán từ nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
- Thán từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ; thán từ gọi - đáp.
- Thán từ bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc; thán từ gọi - đáp.
- Thán từ bổ sung ý nghĩa cho tính từ, động từ; thán từ gọi - đáp.
Câu 4: Sử dụng thán từ có điều gì đặc biệt?
- Không quan trọng đối tượng giao tiếp.
- Thường thể hiện ngữ điệu của lời nói.
- Thường thể hiện cử chỉ, nét mặt, điệu bộ,… tương ứng với cảm xúc mà thán từ biểu thị.
- B, C đều đúng.
Câu 5: Dòng nào dưới đây chứa các thán từ gọi - đáp?
- ơi, này, vâng, dạ.
- ôi, này, a, ơ.
- chỉ, ngay, những, chính.
- chao ôi, đích, vâng, dạ.
Câu 6: Thế nào là nhân hóa?
- Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ tương đồng.
- Gọi hoặc tả con vật, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.
- Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ tương cận.
- Đối chiếu những nét giống nhau và khác nhau giữa hai hoặc nhiều sự vật, hiện tượng.
Câu 7: Nhân hóa có tác dụng gì?
- Làm cho câu văn, câu thơ thêm gợi hình, gợi cảm.
- Làm cho con vật, đồ vật trở nên sống động, có hồn, gần gũi hơn.
- Làm cho người đọc, người nghe hình dung rõ hơn về sự vật được miêu tả.
- A, B đều đúng.
Câu 8: Có mấy cách nhân hóa thường gặp?
- 2 cách.
- 3 cách.
- 4 cách.
- 5 cách.
Câu 9: Có những loại nhân hóa nào thường gặp?
- Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
- Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
- Dùng từ vốn miêu tả hoạt động, tính chất, trạng thái của người để miêu tả hoạt động, tính chất, trạng thái của vật.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 10: Đâu là thán từ dùng để bộc lộ cảm xúc?
- Trời ơi.
- Ừ.
- Dạ.
- Này.
II. THÔNG HIỂU (06 CÂU)
Câu 1: Câu nào dưới đây chứa thán từ?
- Chính hắn đã lấy trộm điện thoại của chị.
- Hôm nay thời tiết vô cùng dễ chịu.
- Úi chà cái con mèo này, thì ra mày đã gặm miếng thịt của bà.
- Cậu học sinh ấy quên vở bài tập ở nhà nên bị phê bình trước lớp.
Câu 2: Câu thơ sau sử dụng thán từ nào và có tác dụng gì?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
- Thán từ “than ôi” biểu thị sự ngạc nhiên, bất ngờ.
- Thán từ “than ôi” biểu thị sự tiếc nuối, đau buồn.
- Thán từ “ôi” biểu thị sự hụt hẫng, chán nản.
- Thán từ “ôi” biểu thị sự kính trọng.
Câu 3: Trong câu thơ sau có sử dụng thán từ nào và đó là thán từ loại nào?
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.
- Thán từ “ôi” là thán từ bộc lộ cảm xúc, thán từ “hỡi” là thán từ gọi đáp.
- Thán từ “ôi”, “hỡi” đều là thán từ bộc lộ cảm xúc.
- Thán từ “ôi”, “hỡi” đều là thán từ gọi – đáp.
- Thán từ “ôi” là thán từ gọi đáp, thán từ “hỡi” là thán từ bộc lộ cảm xúc.
Câu 4: Trong văn bản sau, biện pháp nhân hóa thể hiện ở từ ngữ nào?
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Ơi.
- Khác.
- Chung.
- Thương.
Câu 5: Biện pháp nhân hóa trong câu sau có tác dụng gì?
Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre hi sinh để bảo vệ con người.
- Làm cho hình ảnh cây tre trở nên sống động, có tình cảm, có linh hồn, gần gũi với con người.
- Ca ngợi những vai trò, đóng góp của cây tre Việt Nam trong công cuộc bảo vệ đất nước.
- A, B đều đúng.
- A, B đều sai.
Câu 6: Câu thơ sau đây sử dụng kiểu nhân hóa nào?
Những chòm sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
- Trò chuyện với vật như với người.
- Dùng từ vốn chỉ hoạt động, trạng thái của con người để chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
III. VẬN DỤNG (02 CÂU)
Câu 1: Thán từ có thể tách ra thành một câu nào?
- Câu đặc biệt.
- Câu rút gọn.
- Câu đơn.
- Câu ghép.
Câu 2: Câu thơ sử dụng loại thán từ nào và có tác dụng gì?
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
- Thán từ gọi – đáp “ta ơi”, tác giả cất lên tiếng gọi đất nước Việt Nam một cách gần gũi, tự hào, như muốn ôm trọn vào lòng.
- Thán từ biểu thị cảm xúc “ta ơi”, tác giả cất lên tiếng gọi đất nước Việt Nam một cách gần gũi, tự hào, như muốn ôm trọn vào lòng.
- Thán từ gọi – đáp “ơi”, tác giả cất lên tiếng gọi đất nước Việt Nam một cách gần gũi, tự hào, như muốn ôm trọn vào lòng.
- Thán từ gọi - đáp “ơi”, tác giả cất lên tiếng gọi đất nước Việt Nam một cách gần gũi, tự hào, như muốn ôm trọn vào lòng
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Đoạn văn bản nào dưới đây không chứa thán từ?
- Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu.
- Ôi! Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi.
- Than ôi! Sắc nước hương trời
Tiếc cho đâu bỗng lạc loài tới đây.
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Câu 2: Đoạn văn bản nào dưới đây không sử dụng biện pháp nhân hóa?
- Bác giun đào đất suốt ngày
Hôm nay chết dưới gốc cây sau nhà.
- Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
- Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ.
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
- Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 6 Thực hành tiếng Việt: Thán từ, Biện pháp tu từ