Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kết nối bài 10: Thách thức đầu tiên - Văn hóa đọc với nhà văn và độc giả trong thời đại công nghệ số
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 10: Thách thức đầu tiên - Văn hóa đọc với nhà văn và độc giả trong thời đại công nghệ số . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
BÀI 10: VĂN HỌC – LỊCH SỬ TÂM HỒN
ĐỌC: BÀI PHỎNG VẤN NHÀ VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH: VĂN HÓA ĐỌC VỚI NHÀ VĂN VÀ ĐỘC GIẢ TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ SỐ
(16 câu)
I. NHẬN BIẾT (07 CÂU)
Câu 1: Chủ đề chính của cuộc phỏng vấn là gì?
A. Sự phát triển của công nghệ số.
B. Ảnh hưởng của công nghệ số và các phương tiện nghe - nhìn đối với văn hóa đọc.
C. Sự thay đổi trong phong cách viết của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
D. Vai trò của các phương tiện nghe - nhìn trong giáo dục.
Câu 2: Ai là người được phỏng vấn trong cuộc trò chuyện này?
A. Một phóng viên của tạp chí Văn học và Tuổi trẻ.
B. Một chuyên gia về công nghệ số.
C. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
D. Một độc giả trẻ.
Câu 3: Theo bài đọc, ảnh hưởng của công nghệ số đối với văn hóa đọc thường được đánh giá như thế nào?
A. Tích cực.
B. Trung lập.
C. Tiêu cực.
D. Không có ảnh hưởng đáng kể.
Câu 4: Trong văn bản, câu hỏi đầu tiên trong cuộc phỏng vấn nhằm mục đích gì?
A. Tìm hiểu về quá trình sáng tác của nhà văn.
B. Muốn biết quan điểm vủa nhà văn đôi với vấn đề “văn hóa đọc” trong thời đại công nghệ số.
C. So sánh sách và phim chuyển thể.
D. Tư vấn cho bạn đọc trẻ về cách đọc sách.
Câu 5: Nội dung của câu hỏi thứ hai có mối quan hệ gì với câu hỏi đầu tiên?
A. Nôi dung câu hỏi thức hai đối lập với câu hỏi đầu tiên.
B. Nội dung câu hỏi thứ hai tách biệt với câu hỏi dầu tiên.
C. Nội dung câu hỏi thứ hai có quan hệ nhân quả với câu hỏi thứ nhất.
D. Nội dung câu hỏi thứ hai bổ sung cho câu hỏi đầu tiên.
Câu 6: Câu hỏi thứ ba trong cuộc phỏng vấn đề cập đến vấn đề gì?
A. Quá trình sáng tác của nhà văn.
B. Sự khác biệt giữa sức hút của sách và phim chuyển thể.
C. Vai trò của công nghệ số trong giáo dục.
D. Thói quen đọc sách của độc giả trẻ.
Câu 7: Vai trò của câu hỏi thứ tư trong cuộc phỏng vấn là gì?
A. Mở đầu vấn đề mới.
B. Kết thúc cuộc phỏng vấn.
C. Triển khai vấn đề chính ở mức độ khái quát hơn.
D. So sánh quan điểm của nhà văn và độc giả.
II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)
Câu 1: Câu hỏi cuối cùng trong cuộc phỏng vấn có tác dụng gì?
A. Đưa ra dự đoán về tương lai của văn hóa đọc.
B. Khẳng định và kết thúc vấn đề một cách rõ ràng, khách quan.
C. Giới thiệu tác phẩm mới của nhà văn.
D. Đánh giá tác động của công nghệ số đến giới trẻ.
Câu 2: Người phỏng vấn thể hiện sự tôn trọng người được phỏng vấn ngay từ đầu bằng cách nào?
A. Nêu vấn đề cần phỏng vấn trước.
B. Sử dụng từ ngữ "Thưa" và dẫn chính xác một số tác phẩm của nhà văn.
C. Hỏi về sức khỏe của nhà văn.
D. Giới thiệu bản thân.
Câu 3: Điều gì được duy trì trong toàn bộ cuộc phỏng vấn để thể hiện phép lịch sử, ý thức tôn trọng người được phỏng vấn?
A. Sự thoải mãi, giễu cợt với người được phỏng vấn.
B. Sự hài hước qua những từ ngữ phỏng vấn.
C. Cách nói thể hiện sự tôn trọng và am hiểu về tác phẩm của nhà văn.
D. Sự gay gắt về vấn đề được bản luận với người được phỏng vấn.
Câu 4: Khi kết thúc phỏng vấn, người phỏng vấn làm gì?
A. Chỉ nói lời tạm biệt.
B. Cảm ơn và chúc sức khỏe nhà văn.
C. Hẹn gặp lại lần sau.
D. Không nói gì.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Ngoài việc sử dụng từ ngữ lịch sự, người phỏng vấn còn phải thể hiện điều gì?
A. Sự hài hước của bản thân.
B. Sự tài giỏi của bản thân về vấn đề được bàn luận.
C. Sự nghiêm túc và mức độ am hiểu về người được phỏng vấn.
D. Sự gay gắt về vấn đề đang trao đổi với người được phỏng vấn.
Câu 2: Việc dẫn chính xác một số tác phẩm của nhà văn thể hiện điều gì?
A. Sự phô trương kiến thức.
B. Sự quan tâm và am hiểu về sự nghiệp sáng tác của nhà văn.
C. Sự thách thức nhà văn.
D. Sự ngẫu nhiên.
Câu 3: Những từ ngữ, biểu hiện nào thể hiện phép lịch sự, sự tôn trọng nhà văn của người phỏng vấn?
A. Liệt kê các tác phẩm của nhà văn.
B. Thể hiện sự nghiêm túc, mức dộ am hiểu về người được phỏng vấn.
C. Không nói ngọng hay dùng từ địa phương khi phỏng vấn.
D. Triển khai vấn đề một cách rành mạch, rõ ràng.
Câu 4: Đâu không phải là tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được đề cập đến trong văn bản?
A. Bàn có năm chỗ ngồi.
B. Cô gái đến từ hôm qua.
C. Bảy bước tới mùa hè.
D. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Trong bối cảnh phát triển của công nghệ số, đâu là cách tiếp cận phù hợp nhất để duy trì và phát triển văn hóa đọc?
A. Loại bỏ hoàn toàn sách in, chuyển sang sách điện tử.
B. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, chỉ khuyến khích đọc sách truyền thống.
C. Kết hợp hài hòa giữa sách truyền thống và nội dung số, tận dụng ưu điểm của cả hai hình thức.
D. Tập trung phát triển nội dung ngắn trên mạng xã hội thay thế cho việc đọc sách.
Câu 2: Xu hướng nào sau đây có thể được coi là một hướng phát triển tích cực của văn hóa đọc trong thời đại số?
A. Sự phát triển của các nền tảng chia sẻ và thảo luận sách trực tuyến, tạo ra cộng đồng đọc sách toàn cầu.
B. Việc giảm thời gian đọc sách để dành nhiều thời gian hơn cho việc tiêu thụ nội dung ngắn trên mạng xã hội.
C. Sự suy giảm của các thư viện truyền thống do người đọc chuyển sang sử dụng hoàn toàn nguồn tài liệu trực tuyến.
D. Xu hướng đọc lướt nhanh thông tin thay vì đọc sâu và phân tích kỹ nội dung.