Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối Bài 4 Văn bản 3: Ngày xưa

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4 Văn bản 3: Ngày xưa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức

BÀI 4: KHÁM PHÁ VẺ ĐẸP VĂN CHƯƠNG

VĂN BẢN 3: NGÀY XƯA

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ Ngày xưa được viết theo thể thơ nào?

  1. Lục bát.
  2. Song thất lục bát.
  3. Thất ngôn bát cú.
  4. Thất ngôn tứ tuyệt.

 

Câu 2: Người bà ru cháu vào khoảng thời gian nào?

  1. Vào buổi tối khuya.
  2. Vào sáng sớm.
  3. Vào chiều chiều.
  4. Vào buổi trưa.

Câu 3: Đâu là hai câu Kiều xuất hiện trong bài thơ Ngày xưa?

  1. Mây Tần khóa kín song the

Bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao.

  1. Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

  1. Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

  1. Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh

Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng.

Câu 4: Người mẹ trong bài thơ lo lắng điều gì?

  1. Lo lắng bà ru cháu sẽ bị mệt.
  2. Lo lắng con còn non dại không hiểu được Truyện Kiều trong lời bà ru.
  3. Lo lắng con khó ngủ.
  4. Lo lắng trời oi bức, bà cháu sẽ bị nóng.

Câu 5: Người con được miêu tả như thế nào?

  1. Đôi mắt sáng long lanh.
  2. Đôi môi chúm chím.
  3. Đôi má tròn đầy.
  4. Đôi tay nhỏ xinh.

Câu 6: Đâu là thông tin chính xác về nhà thơ Vũ Cao?

  1. Sinh năm 1932 – mất năm 2007.
  2. Tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp sau đó về quê dạy học và làm thơ.
  3. Hình ảnh thơ cổ điển, giàu suy tư, triết lý.
  4. Thơ ông thường viết về đề tài kháng chiến và những tình cảm cách mạng.

 

Câu 7: Khi nghe bà ru, người cháu đã có giấc ngủ như thế nào?

  1. Ngủ không sâu giấc.
  2. Người cháu không ngủ mà vẫn còn muốn chơi.
  3. Người cháu đã ngon “giấc ngủ thơ ngây”.
  4. Người cháu đòi mẹ ru rồi mới ngủ.

Câu 8: Bà đã bâng khuâng, suy tư về điều gì khi hát ru cháu ngủ?

  1. Về tình hình kháng chiến ở mặt trận.
  2. Về cuộc sống mưu sinh vất vả đời bà.
  3. Về tương lai của người cháu.
  4. Về số phận đáng thương của cô Kiều.

Câu 9: Nguyễn Du lấy cảm hứng từ tác phẩm nào để sáng tác Truyện Kiều?

  1. Kim Vân Kiều truyện.
  2. Lục Vân Tiên.
  3. Thánh Tông di thảo.
  4. Truyền kì tân phả.

Câu 10: Truyện Kiều ra đời trong khoảng thời gian nào?

  1. Thế kỉ XX.
  2. Thế kỉ XVIII.
  3. Thế kỉ XVI.
  4. Thế kỉ XVII.

II. THÔNG HIỂU (09 CÂU)

Câu 1: Vì sao bà ru cháu bằng những câu Kiều mặc dù cháu còn rất nhỏ, chưa thể hiểu được?

  1. Vì bà rất thích Truyện Kiều.
  2. Vì bà muốn nuôi dưỡng tâm hồn cháu bằng những câu Kiều từ thuở nằm nôi.
  3. Vì bà tin rằng cháu rất thông minh, có thể sớm hiểu được những câu kiều.
  4. Vì bà tin rằng những câu Kiều sẽ giúp cháu ngủ ngon hơn.

Câu 2: Cụm từ “chiều chiều” trong câu “Mẹ tôi ru cháu chiều chiều” thể hiện điều gì?

  1. Thời gian mà cháu ngủ.
  2. Khoảng thời gian bà ru cháu bằng câu Kiều.
  3. Khoảng thời gian bà ru cháu và lặp đi lặp lại mỗi ngày đều đặn.
  4. Khoảng thời gian đều đặn lặp đi lặp lại mỗi ngày.

Câu 3: Vì sao người mẹ lo lắng con sẽ không hiểu được câu Kiều bà ru?

  1. Vì những câu Kiều đã có từ rất lâu trong khi người con vẫn còn nhỏ nên sẽ không hiểu được câu thơ xưa cũ.
  2. Vì những câu Kiều quá khó hiểu với con.
  3. Vì những câu Kiều chỉ dành cho người lớn tuổi nghe.
  4. Vì có thể con sẽ không thích nghe hát ru bằng những câu Kiều

Câu 4: Bài thơ cho thấy Truyện Kiều được tiếp nhận bằng cách nào?

  1. Bói Kiều.
  2. Vịnh Kiều.
  3. Đố Kiều.
  4. Ru Kiều.

Câu 5: Thân phận cô Kiều như thế nào mà khiến bà phải bâng khuâng: “Nghĩ mà thương phận cô Kiều”?

  1. Tài hoa bạc mênh, chịu nhiều lận đận, khổ đau.
  2. Bình yên, ít sóng gió.
  3. Lận đận trong chuyện tình duyên.
  4. Gia cảnh khó khăn, chật vật kiếm sống.

Câu 6: Việc “thương phận cô Kiều” thể hiện điều gì trong tính cách, tâm hồn của người bà?

  1. Sự đồng cảm, nhân hậu, vị tha.
  2. Sự bao dung, rộng lượng, hào phóng.
  3. Sự hi sinh, vất vả, lam lũ.
  4. Sự hiền từ, đức độ, chăm chỉ.

 

Câu 7: Việc bà không để ý đến lời của người con gái và vẫn ngồi ru câu Kiều cho cháu ngủ thể hiện điều gì?

  1. Vì bà bảo thủ, cố chấp.
  2. Vì bả hiểu được ý nghĩa của việc ru Kiều đối với tâm hồn trẻ thơ của cháu.
  3. Vì bà rất thích được hát ru Kiều.
  4. Vì bà muốn cháu được nghe Kiều từ nhỏ.

Câu 8: Việc cháu ngủ ngon giấc thể hiện điều gì?

  1. Cái ôm của bà thật ấm áp.
  2. Thời tiết rất dễ chịu.
  3. Nhưng câu Kiều ngọt ngào, du dương của bà đã mang đến giấc ngủ ngon cho cháu.
  4. Võng đưa nhịp nhàng giúp cháu ngủ ngon.

 

Câu 9: Đâu là nhận xét đúng về ngôn từ trong bài thơ Ngày xưa?

  1. Giản dị, gần gũi mà giàu ý nghĩa, gợi xúc cảm.
  2. Bác học, giàu tính triết lý.
  3. Dân dã, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
  4. Khoa học, sắc sảo, khúc triết.

III. VẬN DỤNG (05 CÂU)

Câu 1: Việc bà ru cháu ngủ bằng những câu Kiều đã thể hiện điều gì về sức sống của Truyện Kiều?

  1. Truyện Kiều đã trở thành một phần trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam qua nhiều thế hệ.
  2. Truyện Kiều đã trở thành một tác phẩm văn học mới được yêu thích.
  3. Truyện Kiều đã được kết hợp với giai điệu của âm nhạc tạo thành một thể loại mới.
  4. Truyện Kiều đã trở thành món ăn tinh thần cho nhiều thế hệ người Việt Nam.

Câu 2: Ru Kiều đem lại giá trị nhân văn to lớn nào?

  1. Truyện Kiều chứa đựng câu chuyện tình yêu rất lãng mạn, ngọt ngào.
  2. Truyện Kiều chứa đựng những bài học cuộc đời, nói lên được tấm lòng, tình cảm, mong ước của bà, của mẹ.
  3. Truyện Kiều chứa đựng những mảnh trò, gây được tiếng cười.
  4. Truyện Kiều chứa đựng nhiều triết lí nhân sinh

Câu 3: Đặc điểm hình thức nào của Truyện Kiều khiến các bà, các mẹ hát ru con bằng thơ Kiều?

  1. Ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc.
  2. Câu thơ dài, dễ gây buồn ngủ cho đứa trẻ.
  3. Thơ lục bát giàu chất nhạc, dễ ngâm dễ hát, thích hợp với điệu ru trẻ.
  4. Thơ lục bát giàu nhạc điệu, câu thơ dài, nhịp nhanh, thích hợp với điệu ru trẻ.

 

Câu 4: Lời ru của bà, của mẹ không có ý nghĩa nào sau đây?

  1. Thể hiện tình yêu thương vô bờ bến, sự quan tâm, chăm sóc của bà, của mẹ dành cho con, cho cháu.
  2. Là phương tiện gửi gắm, là thông điệp, thể hiện nỗi niềm tâm tư của người hát ru.
  3. Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, chứa đựng giá trị văn hóa sâu sắc, có ích trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ.
  4. Giúp ngủ sâu, ngủ ngon giấc, không gặp ác mộng và lưu giữ truyền thống của dân tộc.

 

Câu 5: Truyện Kiều có vai trò như thế nào trong dòng chảy văn học Việt Nam?

  1. Vô cùng quan trọng, nó không chỉ là câu chuyện về văn chương Việt mà còn là ý thức về bản ngã về văn hóa Việt, bản sắc Việt, tâm hồn Việt.
  2. Khởi nguồn cho văn học viết, góp phần hoàn thiện thể lục bát, đạt đến trình độ đỉnh cao.
  3. Đưa thể loại truyện thơ Nôm đạt đến trình độ hoàn thiện, đánh dấu sự ra đời của văn học viết.
  4. Là nơi lưu giữ toàn bộ văn hóa, kí ức dân tộc.

 

  1. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Trò Kiều là gì?

  1. Dùng Kiều để bói toán vận hạn tốt xấu.
  2. Là hình thức hát, diễn xuất và làm trò với những nội dung là những điển tích điển cố trong Truyện Kiều.
  3. Là chắp nối nhiều câu nguyên văn rải rác trong Kiều, làm nên một công trình mới có vần, để diễn tả theo ý mình.
  4. Là sửa chữa hay thay đổi một vài chữ trong câu Kiều, nhằm diễn đạt một đề tài. 

Câu 2: Vịnh Kiều là gì?

  1. Là chắp nối nhiều câu nguyên văn rải rác trong Kiều, làm nên một công trình mới có vần, để diễn tả theo ý mình.
  2. Là lấy Truyện Kiều hoặc các nhân vật trong Truyện Kiều làm đề tài để qua đó giãi bày tâm sự hoặc nêu lên quan điểm của mình khi nhận định một vấn đề nào đó.
  3. Là lựa chọn những câu thích hợp trong số 3254 câu trong Truyện Kiều rồi nối lại sao cho có vần và có nghĩa theo dụng ý của người viết để tạo nên một bài viết về một chuyện nào đó. 
  4. Là hình thức hát, diễn xuất và làm trò với những nội dung là những điển tích điển cố trong Truyện Kiều.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 4: Ngày xưa (Vũ Cao)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay