Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối Bài 5 Thực hành tiếng Việt: Câu rút gọn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5 Thực hành tiếng Việt: Câu rút gọn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 5: ĐỐI DIỆN VỚI NỖI ĐAU

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÂU RÚT GỌN

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Câu rút gọn là gì?

  1. Có thể là câu có chủ ngữ hoặc vị ngữ bị tỉnh lược.
  2. Là câu có chủ ngữ bị tỉnh lược.
  3. Là câu có vị ngữ bị tỉnh lược.
  4. Là câu đầy đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ.

 

Câu 2: Đâu là một đặc điểm của câu rút gọn?

  1. Chỉ có thể lược bỏ thành phần chủ ngữ.
  2. Chỉ có thể lược bỏ thành phần vị ngữ.
  3. Có thể tỉnh lược cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ, chỉ giữ lại thành phần cung cấp thông tin cần thiết.
  4. Chỉ được giữ lại những thành phần cung cấp thông tin cần thiết.

Câu 3: Đâu là thành phần cung cấp thông tin cần thiết có thể được giữ lại trong câu rút gọn?

  1. Trạng ngữ và bổ ngữ.
  2. Bổ ngữ và định ngữ.
  3. Trạng ngữ và định ngữ.
  4. Trạng ngữ, bổ ngữ và định ngữ.

 

Câu 4: Làm cách nào để câu rút gọn trở thành câu đầy đủ?

  1. Khôi phục lại thành phần cung cấp thông tin cần thiết.
  2. Khôi phục lại chủ ngữ.
  3. Khôi phục lại những thành phần bị tỉnh lược.
  4. Khôi phục lại vị ngữ.

Câu 5: Khi rút gọn câu, cần lưu ý điều gì?

  1. Không được rút gọn thành phần chủ ngữ của câu.
  2. Không làm cho câu trở nên cộc lốc, thiếu lịch sự.
  3. Không được rút gọn thành phần trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ của câu.
  4. Không làm cho câu trở nên dài dòng, khó hiểu.

Câu 6: Cần lưu ý điều gì khi sử dụng câu rút gọn?

  1. Có thể dùng câu rút gọn trong mọi trường hợp.
  2. Hạn chế dùng câu rút gọn với người trên hoặc những người mình kính trọng.
  3. Dùng câu rút gọn với những người đồng trang lứa.
  4. Có thể dùng câu rút gọn nếu bản thân đang bực bội, chán nản.

 

Câu 7: Câu dưới đây được lược bớt thành phần nào?

Chiều qua, Hoa đi siêu thị. Rồi mua kem, mua bánh, mua hoa quả và rất nhiều thứ khác.

  1. Chủ ngữ.
  2. Vị ngữ.
  3. Trạng ngữ.
  4. Bổ ngữ.

Câu 8: Câu dưới đây được lược bớt thành phần nào?

Thoắt cái, Hùng đã leo tót lên cây. Nhanh như một con sóc.

  1. Vị ngữ.
  2. Chủ ngữ.
  3. Trạng ngữ.
  4. Định ngữ.

Câu 9: Tìm câu rút gọn trong đoạn văn dưới đây:

Khúc sông này nước chảy rất êm. Nước lại không quá sâu, nên lũ trẻ con thường ra đây bơi lội. Những buổi trưa hè, mặt sông lấp loáng ánh nắng mặt trời. Trông như một tấm gương vàng khổng lồ.

  1. Khúc sông này nước chảy rất êm.
  2. Nước lại không quá sâu, nên lũ trẻ con thường ra đây bơi lội.
  3. Những buổi trưa hè, mặt sông lấp loáng ánh nắng mặt trời.
  4. Trông như một tấm gương vàng khổng lồ.

Câu 10: Tìm câu rút gọn trong đoạn văn dưới đây:

Chú Tư lên Hà Nội để thăm bạn học cũ. Đến sân ga, chú đứng ở cổng chờ bạn đến đón. Từ xa, một bóng dáng quen thuộc tiến lại dần. Đó là chú Khải - bạn học cũ của chú Tư. Vừa lại gần, hai người đã bắt tay, ôm chầm lấy nhau. Rồi mới vui vẻ trở về nhà.

  1. Rồi mới vui vẻ trở về nhà.
  2. Chú Tư lên Hà Nội để thăm bạn học cũ
  3. Từ xa, một bóng dáng quen thuộc tiến lại dần.
  4. Đến sân ga, chú đứng ở cổng chờ bạn đến đón.

II. THÔNG HIỂU (09 CÂU)

Câu 1: Câu rút gọn trong đoạn trích dưới đây có tác dụng gì?

Cuộc bắt nhái trời mưa đã vãn. Ai nấy ra về. Anh Duyên xách giỏ về trước. Thứ đến chị Duyên.

  1. Nhấn mạnh hành động lần lượt nối tiếp nhau của anh Duyên và chị Duyên.
  2. Nhấn mạnh vào cuộc bắt nhái.
  3. Nhấn mạnh sự vắng vẻ của cuộc bắt nhái.
  4. Nhấn mạnh vào cơn mưa đã làm gián đoạn cuộc bắt nhái của mọi người.

 

Câu 2: Câu nào sau đây là câu rút gọn?

  1. Chiều chiều.
  2. Chợ Đồng Văn.
  3. Học, học nữa, học mãi.
  4. Sáng hôm sau.

Câu 3: Đoạn văn nào sau đây chứa câu rút gọn?

  1. Đình chiến. Các anh bộ đội đội nón lưới có gắn sao kéo về đầy nhà Út.
  2. Một người qua đường đuổi theo nó. Hai người qua đường đuổi theo nó.Rồi ba bốn người, sáu bảy người. Rồi hàng chục người.
  3. Để phong trào thi đua của lớp ngày một tiến bộ thì chúng ta phải cố gắng hơn.
  4. Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng.

Câu 4: Câu nào dưới đây tỉnh lược đi phần chủ ngữ?

  1. Nhưng tạnh mất rồi.
  2. Mưa xong tạnh thì thôi.
  3. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong truyện cổ tích.
  4. Những cái đó ở thiệt xa.

Câu 5: Câu rút gọn dưới đây chứa những thành phần nào?

Hoa trong công viên.

  1. Chủ ngữ và vị ngữ.
  2. Chủ ngữ và định ngữ.
  3. Vị ngữ và trạng ngữ.
  4. Chủ ngữ và trạng ngữ.

 

Câu 6: Câu rút gọn dưới đây chứa những thành phần nào?

Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh.

  1. Chủ ngữ.
  2. Vị ngữ.
  3. Trạng ngữ.
  4. Định ngữ.

 

Câu 7: Câu rút gọn trong đoạn văn dưới đây đã tỉnh lược thành phần nào?

Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đa, ướt ở má.

  1. Chủ ngữ.
  2. Vị ngữ.
  3. Trạng ngữ.
  4. Định ngữ.

Câu 8: Câu rút gọn trong đoạn văn dưới đây đã tỉnh lược thành phần nào?

Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần.

  1. Trạng ngữ.
  2. Định ngữ.
  3. Chủ ngữ.
  4. Vị ngữ.

 

Câu 9: Câu rút gọn trong đoạn văn dưới đây đã tỉnh lược thành phần nào?

Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.

  1. Trạng ngữ.
  2. Định ngữ.
  3. Chủ ngữ.
  4. Vị ngữ.

III. VẬN DỤNG (05 CÂU)

Câu 1: Đâu là câu khôi phục đúng câu rút gọn in đậm trong đoạn văn sau?

Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên.

  1. Còn tối đất nên là tôi cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên.
  2. Còn tối đất, tôi cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và tôi ngồi đó rình mặt trời lên.
  3. Còn tối đất, tôi cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên.
  4. Còn tối đất, tôi cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và thê là tôi ngồi đó rình mặt trời lên.

Câu 2: Đâu là câu trả lời rút gọn cho câu sau?

Hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất?

  1. Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất.
  2. Đọc sách là việc mình dành nhiều thời gian nhất.
  3. Mình đọc sách nhiều nhất.
  4. Đọc sách.

Câu 3: Trong văn học, ta thường bắt gặp nhiều câu rút gọn ở thể loại nào?

  1. Văn xuôi.
  2. Truyền kì.
  3. Văn học dân gian.
  4. Văn vần.

Câu 4: Đâu là câu tục ngữ được tỉnh lược thành phần câu?

  1. Người ta là hoa đất.
  2. Ăn quả nhớ kẻ trồng gây.
  3. Anh em như thể chân tay.
  4. Ao sâu tốt cá.

Câu 5: Đâu là câu tục ngữ được tỉnh lược thành phần câu?

  1. Ăn như thuyền chở mã, làm như ả chơi giăng.
  2. Ăn nồi bảy thì ra, ăn nồi ba thì mất.
  3. Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
  4. Bóc ngắn cắn dài.
  1. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Vì sao các câu thành ngữ, tục ngữ thường là những câu rút gọn?

  1. Làm cho câu ngắn gọn, cô đúc, mang ý nghĩa đúc rút kinh nghiệm.
  2. Giúp câu vần hơn, hay hơn.
  3. Tạo nhịp điệu cho câu.
  4. Tránh dài dòng, lan man.

Câu 2: Rút gọn câu có tác dụng gì?

  1. Tránh sự trùng lặp trong diễn đạt, đảm bảo sự ngắn gọn, súc tích, thông tin được truyền đi nhanh gọn hơn.
  2. Diễn dạt ngắn gọn, trôi chảy hơn.
  3. Diễn dạt vần hơn, có nhịp điệu hơn.
  4. Diễn đạt thú vị, hấp dẫn hơn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay