Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kết nối bài 6: Ba chàng sinh viên (A-thơ Cô-nan Đoi-lơ)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Ba chàng sinh viên (A-thơ Cô-nan Đoi-lơ) . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức

BÀI 6: GIẢI MÃ NHỮNG BÍ MẬT

ĐỌC: BA CHÀNG SINH VIÊN

(24 câu)

I. NHẬN BIẾT (09 CÂU)

Câu 1: Dựa vào thông tin trong sách giáo khoa, em hãy cho biết, nhà văn A-thơ Cô-nan Đoi-lơ sinh năm nào?

A. 1858  B. 1859 C. 1860 D. 1861

Câu 2: Nhân vật Sơ-lốc Hôm xuất hiện trong bao nhiêu truyện ngắn của Cô-nan Đoi-lơ?

A. 46  B. 56 C. 66 D. 76

Câu 3: Tác phẩm nào sau đây không phải là truyện trinh thám nổi bật của Cô-nan Đoi-lơ?

A. Cuộc điều tra màu đỏ.

B. Dấu bộ tứ.

C. Những cuộc phiêu lưu của Sơ-lốc Hôm.

D. Sự trở về của Sơ-lốc Hôm.

Câu 4: Truyện ngắn "Ba chàng sinh viên" được in trong tập truyện nào?

A. Những hồi ức về Sơ-lốc Hôm.

B. Những cuộc phiêu lưu của Sơ-lốc Hôm.

C. Sự trở về của Sơ-lốc Hôm.

D. Cuộc điều tra màu đỏ.

Câu 5: Dựa vào phần mở đầu của văn bản Ba chàng sinh viên, em hãy cho biết, thầy Xôm cho rằng ai là người được cho là đáng nghi ngờ nhất trong vụ việc chép trộm đề thi?

A. Ghi-crit.

B. Đạo-lát Rát.

C. Mai Mắc Le-rờn.

D. Ben-ni-xtơ.

Câu 6: Dựa vào phần mở đầu văn bản Ba chàng sinh viên, em hãy cho biết, Sơ-lốc Hôm phát hiện ra điều gì trong phòng ngủ của thầy Xôm?

A. Một mẩu bút chì gãy.

B. Một mẫu nhỏ màu đen dạng hình chóp, giống hệt mẫu trên bàn ngoài phòng làm việc.

C. Một đầu chỉ gãy.

D. Một vết rách dài 3 inch.

Câu 7: Dựa vào phần mở đầu văn bản Ba chàng sinh viên, em hãy cho biết, theo Sơ-lốc Hôm, kẻ chép trộm đề thi đã làm gì khi thầy Xôm trở về?

A. Trốn vào phòng ngủ của thầy Xôm.

B. Nhảy qua cửa sổ.

C. Giả vờ là sinh viên đến hỏi về kỳ thi.

D. Trốn dưới gầm bàn trong phòng làm việc.

Câu 8: Dựa vào văn Ba chàng sinh viên, em hãy cho biết, vụ việc mà thầy Xôm muốn Sơ-lốc Hôm giúp đỡ là gì?

A. Tìm thủ phạm lấy cắp đề thi. 

B. Điều tra một vụ trộm tài sản trong trường.

C. Tìm một cuốn sách bí mật.

D. Gi ải quyết một vụ tranh chấp giữa các sinh viên.

Câu 9: Dựa vào văn bản Ba chàng sinh viên, em hãy cho biết, Oát-xơn nghi ngờ ai là thủ phạm chép trộm đề thi?

A. Ghi-cát. B. Đạo-lát Rát.  C. Mai Mắc Le-rờn. D. Ben-ni-xtơ.

II. THÔNG HIỂU (07 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là dấu vết quan trọng mà Sơ-lốc Hôm phát hiện trong phòng của thầy Xôm?

A. Đề bài thi bị dịch chuyển.

B. Vài mảnh vỏ bút chì.

C. Một vết máu nhỏ.

D. Một mẩu bột đen nhỏ.

Câu 2: Việc tạo ra áp lực về thời gian trong cuộc điều tra có tác dụng gì?

A. Làm giảm tính hấp dẫn của câu chuyện.

B. Tăng tính kịch tính cho câu chuyện.

C. Giảm bớt tầm quan trọng của vụ việc.

D. Che giấu năng lực của các nhân vật chính.

Câu 3: Trong truyện Ba chàng sinh viên, tác giả đã đánh lạc hướng suy luận của người đọc bằng cách nào?

A. Hướng sự nghi ngờ vào Mai Mắc Le-rờn và chàng trai người Ấn.

B. Tạo ra nhiều manh mối giả.

C. Giới thiệu một nhân vật mới vào cuối truyện.

D. Che giấu thông tin quan trọng về các nhân vật chính.

Câu 4: Phương pháp nào không được Sơ-lốc Hôm sử dụng trong quá trình điều tra vụ án này?

A. Tìm kiếm bằng chứng tại hiện trường.

B. Thu thập mẫu vật từ các địa điểm khác nhau.

C. Thẩm vấn người hầu.

D. Sử dụng công nghệ hiện đại để phân tích dấu vân tay.

Câu 5: Đâu không phải là tác dụng của việc để Oát-xơn làm người kể chuyện ngôi thứ nhất trong truyện Sherlock Holmes?

A. Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa người đọc và nhân vật thám tử.

B. Tăng sự tò mò và thích thú của người đọc.

C. Tiết lộ mọi suy nghĩ và kế hoạch của Sherlock Holmes.

D. Thích hợp cho việc miêu tả quá trình điều tra và phá án.

Câu 6: Ai trong số những người sau đây không liên quan đến vụ việc chép trộm đề thi?

A. Thầy Xôm.

B. Ghi-crít

C. Be-ni-xtơ.

D. Sơ-lốc Hôm.

Câu 7: Đâu là đặc điểm không đúng về văn phòng của thầy Xôm, nơi xảy ra vụ án?

A. Nằm ở tầng một của tòa nhà.

B. Có cửa sổ gắn lưới sắt nhìn ra sân trường.

C. Là nơi các sinh viên phải đi qua để về nhà.

D. Có lối đi riêng biệt cho giáo viên và sinh viên.

III. VẬN DỤNG (05 CÂU)

Câu 1: Dựa vào văn bản Ba chàng sinh viên, điều nào sau đây không phải là biểu hiện của áp lực thời gian trong cuộc điều tra?

A. Cuộc thi sẽ diễn ra vào ngày hôm sau.

B. Ông giám học cần đưa ra quyết định dứt khoát vào tối hôm đó.

C. Sơ-lốc Hôm hứa sẽ quay lại vào sáng hôm sau với thông tin mới

D. Cuộc điều tra kéo dài suốt một tuần.

Câu 2: Vậy ai là người đã chép đề thi trộm để thị trước ngày diễn ra cuộc thi giành học bổng?

A. Thầy Hin-tơn Xôm.

B. Sơ-lốc Hôm.

C. Ghi-crít.

D. Người hầu Ben-ni-xtơ.

Câu 3: Ai là người đã che giấu tội lỗi cho Ghi – crit?

A. Thầy Hin-tơn Xôm.

B. Sơ-lốc Hôm.

C. Ghi-crít.

D. Người hầu Ben-ni-xtơ.

Câu 4: Ai trong ba sinh viên sống cùng toà nhà với thầy Xôm được xem là sáng dạ nhất trường nhưng lại có lối sống không kỉ luật và thường xuyên gây rắc rối?

A. Ghi-crít.

B. Đạo-lát Rát.

C. Mai Mắc Le-rờn.

D. Ben-ni-xtơ.

Câu 5: Theo Oát-xơn, trong số ba sinh viên ai là ăn nói lỗ mãng và nổi tiếng vô kỉ luật?

A. Ghi-crít.

B. Mai Mắc Le-rờn.

C. Đạo-lát Rát.

D. Ben-ni-xtơ.

IV. VẬN DỤNG CAO (03 CÂU)

Câu 1: Ai trong ba sinh viên sống cùng toà nhà với thầy Xôm là vận động viên giỏi và sống ở tầng hai?

A. Ghi-crít.

B. Đạo-lát Rát.

C. Mai Mắc Le-rờn.

D. Sơ-lốc Hôm.

Câu 2: Nhận xét nào không đúng khi nói về tài năng của nhân vật thám tử Sơ-lốc Hôm?

A. Có khả năng phán đoán nhanh nhạy.

B. Có khả năng quan sát tinh tường.

C. Có khả năng đọc được suy nghĩ của người khác.

D. Phân tích sắc sảo, suy luận lô-gic.

Câu 3: Từ văn bản Ba chàng sinh viên, em rút ra bài học gì?

A. Cần rèn luyện trí thông minh hàng ngày.

B. Không nên làm việc xấu vì sẽ bị phát hiện. Nếu bản thân có năng lực và tài năng, tự khắc sẽ tỏa sáng.

C. Cần phải học cách che giấu tội lỗi tốt hơn.

D. Thành công chỉ đến từ may mắn.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 6: Ba chàng sinh viên (A-thơ Cô-nan Đoi-lơ)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay