Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kết nối bài 8: Thực hành tiếng Việt (2)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8: Thực hành tiếng Việt (2) . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
BÀI 8: TIẾNG NÓI CỦA LƯƠNG TRI
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: LỰA CHỌN CÂU ĐƠN HOẶC CÂU GHÉP, CÁC KIỂU CÂU GHÉP
(16 câu)
I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)
Câu 1: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép?
A. Là câu chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt.
B. Là câu có 2 cụm chủ vị và chúng không bao chứa nhau.
C. Là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau.
D. Là câu có 3 cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau.
Câu 2: Quan hệ từ nào không phải là loại quan hệ từ dùng để nối các vế của câu ghép?
A. Quan hệ từ chỉ nguyên nhân.
B. Quan hệ từ chỉ điều kiện.
C. Quan hệ từ chỉ mục đích.
D. Quan hệ từ chỉ sự nhượng bộ.
Câu 3: Thế nào là hai cụm chủ vị bao chứa nhau?
A. Hai cụm chủ vị đó phải tạo nên một câu ghép.
B. Hai cụm chủ vị mà cụm chủ vị này nằm trong cụm chủ vị kia và cụm chủ vị kia bao hàm cụm chủ vị này.
C. Hai cụm chủ vị quan hệ song song và bình đẳng với nhau trong câu.
D. Hai cụm chủ vị độc lập với nhau, không có quan hệ về mặt ngữ pháp.
Câu 4: Câu nào trong các câu ghép sau chỉ quan hệ nhượng bộ?
A. Vì tên Dậu là thân nhân của hắn, nên chúng con bắt hắn phải nộp thay. (Ngô Tất Tố)
B. Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi. (Nam Cao)
C. Gió càng to, lửa càng cao.
D. Việc này tuy là thể dục, nhưng các thầy không được coi thường. (Nguyễn Công Hoan)
Câu 5: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?
A. Hôm nay tôi đi học còn Nam đi chơi thể thao.
B. Hôm nay tôi đi học và Nam đi chơi thể thao.
C. Hôm nay tôi đi học, Nam đi chơi thể thao.
D. Hôm nay tôi đi học và đi chơi thể thao.
Câu 6: Hai câu đơn: “Mẹ đi làm. Em đi học” được biến đổi thành một câu ghép. Câu ghép nào dưới đây không hợp lý về mặt ý nghĩa?
A. Mẹ đi làm và em đi học.
B. Mẹ đi làm còn em đi học.
C. Mẹ đi làm nhưng em đi học.
D. Mẹ đi làm, em đi học.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp.
B. Quân Triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
C. Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc.
D. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc.
Câu 2: Khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nào giữa các vế câu?
A. Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu.
B. Quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các vế câu.
C. Quan hệ về mặt từ loại giữa các vế câu.
D. Quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu.
Câu 3: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?
A. Tôi chạy, nó cũng chạy.
B. Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa.
C. Lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi cay cay.
D. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu.
Câu 4: Ý nào nhận định đúng nhất về câu sau?
Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. (Trong lòng mẹ)
A. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ mục đích.
B. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ nguyên nhân.
C. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ điều kiện.
D. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ nhượng bộ.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Câu "Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ" (Thanh Tịnh - Tôi đi học) có kiểu cấu tạo nào?
A. Câu có thành phần trạng ngữ và một cụm chủ vị.
B. Câu có hai cụm chủ vị không bao chứa nhau.
C. Câu có hai cụm chủ vị bao chứa nhau.
D. Câu có một cụm chủ vị nằm trong phần trạng ngữ.
Câu 2: Xác định câu ghép trong đoạn văn sau:
“Trong lớp em thân nhất với Mai Anh. Bạn ấy là lớp trưởng, và cũng là học sinh giỏi nhất lớp. Nổi bật nhất trên khuôn mặt Mai Anh là đôi má lúm đồng tiền. Mỗi khi cười, đôi má lúm đồng tiền xuất hiện trên khuôn mặt bạn trông vừa tinh nghịch, lại thật duyên dáng.”
A. Trong lớp em thân nhất với Mai Anh. Bạn ấy là lớp trưởng, và cũng là học sinh giỏi nhất lớp.
B. Bạn ấy là lớp trưởng và cũng là học sinh giỏi nhất lớp.
C. Nổi bật nhất trên khuôn mặt Mai Anh là đôi má lúm đồng tiền.
D. Mỗi khi cười, đôi má lúm đồng tiền xuất hiện trên khuôn mặt bạn trông vừa tinh nghịch, lại thật duyên dáng.
Câu 3: Xác định câu ghép trong đoạn văn sau:
“Bạn thân nhất của em là Lan, bạn ấy sở hữu mái tóc dài đen óng ả cùng đôi mắt đen láy to tròn và nụ cười tỏa nắng. Lan không chỉ có gương mặt xinh xắn mà còn có vóc dáng cao ráo, thon thả cùng phong cách ăn mặc thời trang, năng động. Bạn ấy luôn là tâm điểm của mọi ánh nhìn ở bất cứ nơi đâu chúng em xuất hiện.”
A. Không có câu ghép.
B. Bạn thân nhất của em là Lan, bạn ấy sở hữu mái tóc dài đen óng ả cùng đôi mắt đen láy to tròn và nụ cười tỏa nắng.
C. Lan không chỉ có gương mặt xinh xắn mà còn có vóc dáng cao ráo, thon thả cùng phong cách ăn mặc thời trang, năng động.
D. Bạn ấy luôn là tâm điểm của mọi ánh nhìn ở bất cứ nơi đâu chúng em xuất hiện.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Xác định kiểu câu ghép trong câu sau và cho biết cách nối các vế của mỗi câu: “Cô ấy càng nói, chúng tôi càng thấy cô ấy không hiểu gì về vấn đề đang thảo luận”?
A. Câu ghép đẳng lập; các vế câu được nối bằng kết từ: càng … càng.
B. Câu ghép chính phụ chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả; các vế câu được nối bằng dấu phẩy.
C. Câu ghép chính phụ chỉ quan hệ nhượng bộ - tăng tiến; các vế câu được nối bằng kết từ: càng … càng.
D. Câu ghép chính phụ chỉ uqan hệ điều kiện, giả thiết – hệ quả; các vế câu được nối bằng dấu phẩy.
Câu 2: Xác định kiểu câu ghép trong câu sau và cho biết cách nối các vế của mỗi câu: “Bởi vì anh ấy ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục nên anh ấy rất khỏe mạnh”?
A. Câu ghép đẳng lập; các vế câu được nối bằng kết từ “và”.
B. Câu ghép chính phụ có quan hệ nguyên nhân – kết quả; các vế câu được nối bằng kết từ: bởi … nên.
C. Câu ghép chính phụ có quan hệ nhượng bộ - tăng tiến; các vế câu được nối bằng kết từ: và.
D. Câu ghép chính phụ có quan hệ sự kiện – mục đích; các vế câu được nối bằng kết từ: bởi … nên.
D. Câu trên là các câu đơn không phải câu ghép.
=> Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 8: Thực hành tiếng Việt (2)