Phiếu trắc nghiệm Sinh học 7 kết nối Ôn tập Chương 7: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 7: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 7: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

Câu 1: Chọn đáp án SAI: Quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra ở

  1. Động vật
  2. Thực vật
  3. Vi sinh vật
  4. D. Kim loại

Câu 2: Khi đưa cây đi trồng nơi khác, người ta thường làm gì để tránh cho cây không bị mất nước?

  1. Nhúng ngập cây vào nước.
  2. Tỉa bớt cành, lá.
  3. Cắt ngắn rễ.
  4. Tưới đẫm nước cho cây.

Câu 3: Đáp án nào gồm các bộ phận của hệ tiêu hóa:

  1. Mũi, Tai, Miệng
  2. Miệng, thực quản, dạ dày
  3. Da, Não, Tóc
  4. Tay, Chân, Hộp sọ

 

Câu 4: Cắt một cành hoa hồng trắng rồi cắm vào cốc nước pha màu tím. Sau một thời gian, cánh hoa sẽ có màu gì?

  1. Màu trắng.
  2. Không màu.
  3. Màu tím.
  4. Màu vàng.

Câu 5: Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển nước từ rễ lên thân ở thực vật?

  1. Khi cắt bỏ một khoanh vỏ ở thân, phần mép vỏ phía dưới bị phình to.
  2. Khi cắt bỏ một khoanh vỏ ở thân, phần mép vỏ phía trên bị phình to.
  3. Hiện tượng lá cây bị héo quắt do Mặt Trời đốt nóng.
  4. Khi ngắt bỏ phần thân của cây, ở vết cắt có rỉ nhựa.

Câu 6: Quang hợp là gì?

  1. Thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí oxygen, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí carbon dioxide.
  2. Thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như chất khoáng, khí oxygen, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí carbon dioxide.
  3. Thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất vô cơ từ các chất hữu cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bảo có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.
  4. là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon dioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng oxygen.

Câu 7: Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật là gì?

  1. Ánh sáng, Nhiệt độ
  2. Nước
  3. Khí carbon dioxide
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 8: Điền vào chỗ trống “Ánh sáng quá mạnh sẽ làm cho lá cây bị..... làm giảm hiệu quả quang hợp.”

  1. Đốt nóng
  2. Cháy nắng
  3. Chết
  4. Hô hấp

Câu 9: Hô hấp tế bào là quá trình: 

  1. Phân giải nước thành oxygen, đồng thời giải phóng ra năng lượng.
  2. Hấp thu ánh sáng và chất hữu cơ tạo thành nước và carbon dioxide, đồng thời giải phóng ra năng lượng.
  3. Phân giải khí carbon dioxide, đồng thời giải phóng ra năng lượng.
  4. phân giải các chất hữu cơ tạo thành nước và carbon dioxide, đồng thời giải phóng ra năng lượng.

Câu 10: Một số yếu tố ảnh hưởng tới hô hấp tế bào là

  1. Nước
  2. nồng độ khí oxygen, khí carbon dioxide
  3. nhiệt độ
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Sắp xếp các bước làm sau theo đúng tiến trình làm thí nghiệm chứng minh hô hấp ở hạt nảy mầm.

(1) Chọn những hạt chắc, không bị vỡ, không bị một.

(2) Cho hạt ra đĩa Petri có lót bông ẩm hoặc giấy thẩm ẩm.

(3) Đề đĩa trong tủ ẩm hoặc nơi có ánh sáng mặt trời để hạt nảy mầm.

(4) Ngâm hạt vào nước ấm.

(5) Quan sát hiện tượng xảy ra ở cốc nước vôi trong.

(6) Đặt đĩa Petri có hạt nảy mầm cùng cốc nước với trong vào trong chuông A. Đặt cốc nước vôi trong vào trong chuông B.

  1. (1) = > (2) = > (3) = > (4) = > (6) = > (5).
  2. (1) = > (6) = > (5) = > (3) = > (4) = > (2).
  3. (1) = > (4) = > (2) = > (3) = > (6) = > (5).
  4. (1) = > (6) = > (2) = > (3) = > (4) = > (5).

Câu 12: Ở đa số các cây trên cạn, khí khổng thường phân bố ở đâu

  1. Lớp biểu bì mặt trên của lá.
  2. Lớp biểu bì mặt dưới của lá.
  3. Chỉ có ở mặt trên của lá.
  4. Chỉ có ở mặt dưới của lá.

Câu 13: Đặc điểm thể hiện tính phân cực của phân tử nước là

  1. Cặp electron trong liên kết cộng hoá trị chia đều về các phía nên đầu mang nguyên tử hydrogen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử oxygen tích điện dương.
  2. Cặp electron trong liên kết cộng hoá trị bị lệch về phía nguyên tử oxygen nên đầu mang nguyên tử oxygen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử hydrogen tích điện dương.
  3. Cặp electron trong liên kết cộng hoá trị bị lệch về phía nguyên tử hydrogen nên đầu mang nguyên tử hydrogen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử oxygen không mang điện tích.
  4. Cặp electron trong liên kết cộng hoá trị bị lệch về phía nguyên tử hydrogen nên đầu mang nguyên tử hydrogen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử oxygen tích điện dương.

Câu 14: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là

  1. Các hợp chất hữu cơ tổng hợp ở rễ
  2. Nước và các ion khoáng.
  3. Các ion khoáng.
  4. Nước.

Câu 15: Trong thức ăn, những chất dinh dưỡng nào cần được biến đổi thành các chất đơn giản hơn để cơ thể dễ hấp thụ

  1. Protein, lipid, vitamin.
  2. Cacbohyđrate, protein, lipid.
  3. Nước, muối khoáng, vitamin.
  4. Vitamin, Cacbohyđrate, muối khoáng.

Câu 16: Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp.

                                      Ánh sáng

Nước + Carbon dioxide                                   Glucose +..........

                                        Diệp lục

                 

Thành phần còn thiếu trong phương trình tổng quát của quá trình quang hợp là

  1. Chất vô cơ.
  2. Carbon dioxide.
  3. Glucose.
  4. Oxygen.

Câu 17: Quá trình nào sau đây không phải là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sinh vật với môi trường hay quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào?

  1. Phân giải protein trong tế bào
  2. Bài tiết mồ hôi.
  3. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày.
  4. Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật.

Câu 18: Để chứng minh sự cần thiết của CO2 đối với quang hợp, người ta tiến hành thí nghiệm như sau

  • Giữ cây trồng trong chậu ở chỗ tối 2 ngày.
  • Tiếp theo lồng một lá của cây vào một bình tam giác A chứa nước ở đáy và đậy kín, tiếp đó lồng một lá tương tự vào bình tam giác B chứa dung dịch KOH và đậy kín.
  • Sau đó để cây ngoài sáng trong 5h, cuối cùng tiến hành thử tinh bột ở hai lá (bằng thuốc thử iot)

Em hãy cho biết kết quả thử tinh bột ở mỗi lá cuối thí nghiệm cho kết quả như thế nào?

  1. Lá trong bình A chuyển sang màu xanh tím, lá trong bình B không chuyển màu.
  2. Lá cây ở bình A không tạo ra tinh bột nên khi thử tinh bột bằng iot không phản ứng với thuốc thử. Lá cây ở Bình B đã sử dụng khi cacbonic để thực hiện quá trình quang hợp tạo ra tinh bột và phản ứng màu đặc trưng với thuốc thử.
  3. Lá cây ở bình A đã sử dụng khí cacbonic có trong bình để thực hiện quá trình quang hợp để tạo ra tinh bột nên khi thử tinh bột bằng iot đã xảy ra phản ứng màu đặc trưng với thuốc thử. Lá cây ở bình B do khí CO trong bình kết hợp với dung dịch KOH để tạo thành muối nên lá trong bình này không tiến hành quang hợp được và không tạo ra tinh bột.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Hoàn thành phương trình hô hấp tổng quát sau đây:

Glucose + Oxygen =>...........+..........+.............

  1. Carbon dioxide/ ATP
  2. Carbon dioxide/ Nước /Năng lượng (ATP)
  3. Carbon dioxide/ ATP/chất hữu cơ
  4. Carbon dioxide/ nước

Câu 20: Nồng độ khí Oxygen mà ở đó thực vật giảm hô hấp tế bào là

  1. < 5 %
  2. > 5 %
  3. < 0,5 %
  4. > 15 %

Câu 21: Nhà Huấn vừa thu hoạch lạc, Huấn chọn những củ già, chắc, bóc lấy hạt và lấy khoảng 300 g hạt chia thành hai phần bằng nhau. Một phần cất vào túi nylon hút chân không, một phần để trên đĩa và đặt trong phòng. Sau 7 ngày, Huấn thấy trên đĩa có nhiều hạt đã nảy mầm, còn trong túi nylon không có hiện tượng hạt nảy mầm. Em hãy giải thích tại sao hạt lạc trên đĩa nảy mầm còn hạt lạc trong túi nylon thì không?

  1. Hạt lạc trong túi nylon do thiếu không khí nên đã bị chết, không thể nảy mầm.
  2. Hạt lạc trong túi nylon không nảy mầm được vì trong túi nylon kín, các điều kiện như nồng độ oxygen, độ ẩm không thích hợp để quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh, cung cấp năng lượng cho quá trình nảy mầm.
  3. Hạt lạc nảy mầm liên quan đến quá trình hô hấp tế bào. Khi bỏ vào túi nylon, hạt đã lạc ngừng quá trình hô hấp tế bào lại.
  4. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 22: Vì sao khi bắt giun đất để trên bề mặt khô ráo thì nhanh bị chết

  1. Do giun đất bị sốc nhiệt, các chức nnagw hoạt động của cơ thể giảm mạnh, lượng O2 cung cấp không đủ cho các tế bào nên giun nhanh bị chết.
  2. Trong điều kiện khô ráo, da giun bị khô, khí CO2 và O2 không khuếch tán qua da, giun không hô hấp nên nhanh chết.
  3. Do giun đất chỉ sống được ở trong đất, rời khỏi đất giun sẽ bị chết.
  4. Do không khí bị ô nhiễm quá nặng, ở bề mặt trên mặt đất tiếp xúc với quá nhiều CO2 nên bị ngộ độc.

Câu 23: Khi nghe đến bệnh bướu cỗ là bệnh lí rất thường gặp ở nước ta do nguyên nhân thiếu chất khoảng iodine, mẹ Lan quyết định bổ sung iodine trong khẩu phần ăn hàng ngày cho cả gia đình. Theo em, mẹ Lan nên bổ sung loại thực phẩm

  1. Cá rô phi.
  2. Cá ngừ.
  3. Rau súp lơ.
  4. Thịt bò.

Câu 24: Cho biết thế nước là thế năng hóa học của nước. Hiểu một cách đơn giản là nơi nào có nhiều nước, nồng độ chất tan thấp là thế nước cao và ngươc lại ít nước, nồng độ chất tan cao thì thế nước thấp. Trong các cơ quan sau đây của cây xanh, cơ quan nào có thế nước thấp nhất

  1. Cành cây.
  2. Lá cây.
  3. Các lông hút ở rễ.
  4. Các mạch gỗ ở than

Câu 25: Số thời điểm uống nước hợp lí là

  • Sau khi ngủ dậy.
  • Ngay trước khi đi ngủ.
  • Ngay sau khi vận động.
  • Sau các bữa ăn.
  • Khi ngồi trong phòng điêu hoà.
  • Khi đã ăn no.
  • Trong bữa ăn.
  • Trong lúc học tập, làm việc.
  • Trước khi đi ngủ 30 phút.
  1. 4.
  2. 5.
  3. 6.
  4. 7.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay