Phiếu trắc nghiệm Sinh học 7 kết nối Ôn tập Chương 7: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 7: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 7: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

Câu 1: Chọn đáp án SAI: Quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra ở

  1. Động vật
  2. Kim loại
  3. Vi sinh vật
  4. D. Động vật

Câu 2: Cơ quan đảm nhận chức năng hút chất dinh dưỡng ở thực vật là

  1. Rễ
  2. Thân
  3. C. Lá
  4. Khí khổng

Câu 3: Khi tiến hành thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, nên chọn loại túi có đặc điểm gì để trùm lên lá?

  1. Túi nylon kín, trong suốt.
  2. Túi có đục lỗ thủng.
  3. Túi nylon kín, màu đen.
  4. Túi vải.

Câu 4: Cắt một cành hoa hồng trắng rồi cắm vào cốc nước pha màu cam. Sau một thời gian, cánh hoa sẽ có màu gì?

  1. Màu trắng.
  2. Không màu.
  3. Màu cam.
  4. Màu vàng.

Câu 5: Đáp án nào gồm các bộ phận của hệ hô hấp

  1. Mũi, Phổi, Khí quản
  2. Miệng, Não, Gan
  3. Mắt, Mũi, Miệng
  4. Tai, Chân, Tay

Câu 6: Quá trình quang hợp chủ yếu diễn ra ở đâu? 

  1. diễn ra chủ yếu ở lá cây
  2. diễn ra chủ yếu ở thân cây
  3. diễn ra chủ yếu ở rễ cây
  4. diễn ra chủ yếu ở hoa và quả.

Câu 7: Điền vào chỗ trống “Quang hợp hấp thụ khí..... góp phần giảm hiệu ứng nhà kính, cung cấp...... cho hô hấp của các sinh vật và....

  1. carbon dioxide/ oxygen/ điều hòa không khí
  2. oxygen/ carbon dioxide/ điều hòa không khí
  3. carbon dioxide/chất hữu cơ/ điều hòa không khí
  4. carbon dioxide/ nguyên liệu/ điều hòa không khí

Câu 8: Điền vào chỗ trống “Quang hợp hấp thụ khí..... góp phần giảm hiệu ứng nhà kính, cung cấp...... cho hô hấp của các sinh vật và....

  1. carbon dioxide/ oxygen/ điều hòa không khí
  2. oxygen/ carbon dioxide/ điều hòa không khí
  3. carbon dioxide/chất hữu cơ/ điều hòa không khí
  4. carbon dioxide/ nguyên liệu/ điều hòa không khí

Câu 9: Quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ có biểu hiện như thế nào? trái ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau.

  1. có biểu hiện giống nhau và độc lập với nhau
  2. có biểu hiện giống nhau và phụ thuộc lẫn nhau.
  3. trái ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau
  4. trái ngược nhau và độc lập với nhau

Câu 10: Trong tế bào, yếu tố nào là dung môi và môi trường cho các phản ứng hô hấp xảy ra?

  1. Nước
  2. nồng độ khí oxygen, khí carbon dioxide
  3. nhiệt độ
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 11: Các khẳng định sau đây không đúng khi nói về thí nghiệm chứng minh hô hấp ở thực vật?

  1. Ngâm hạt trong nước ấm trước khi gieo là để rửa sạch các chất bẩn bám vào vỏ hạt
  2. Hạt sau khi ngâm nước tiếp tục được để ở tủ ấm hoặc nơi khô thoáng để có điều kiện nhiệt độ thích hợp, kích thích hạt nảy mầm
  3. Mục đích của việc đậy chuông kín trong thí nghiệm là để carbon dioxide của không khí không vào bên trong chuông được
  4. Cốc nước vôi trong ở chuông có hạt nảy mầm trở nên đục và có lớp váng trắng trên bề mặt còn ở chuông không có hạt nảy mầm thì không có hiện tượng đó

Câu 12: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của khí khổng đối với lá cây

  1. Khí khổng giúp cây quang hợp và hô hấp
  2. Khí khổng giúp cây trao đổi các loại khí.
  3. Khí khổng giúp cây tổng hợp chất dinh dưỡng.
  4. Khí khổng giúp trao đổi các loại khí và thoát hơi nước.

Câu 13: Cây trồng hấp thu các chất khoáng chủ yếu dưới dạng

  1. Hợp chất hữu cơ.
  2. Đơn chất.
  3. Tinh thể.
  4. Ion.

Câu 14: Đối với các loài thực vật ở trên cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua

  1. Toàn bộ bề mặt cơ thể.
  2. Khí khổng ở lá.
  3. Miền chóp rễ.
  4. Lông hút của rễ.

Câu 15: Đối với các loài thực vật thủy sinh, nước được hấp thụ qua

  1. Thân.
  2. Lá.
  3. Toàn bộ bề mặt cơ thể.
  4. Lông hút của rễ.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về vòng tuần hoàn lớn

  1. Vòng tuần hoàn lớn đưa máu giàu khí CO2 và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận các chất bài tiết và khí O2 trở về tim.
  2. Vòng tuần hoàn lớn đưa máu chứa khí CO2 và các chất bài tiết đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận máu giàu khí O2 và các chất dinh dưỡng trở về tim.
  3. Vòng tuần hoàn lớn đưa máu giàu O2 và các chất bài tiết đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận các chất dinh dưỡng và khí CO2 trở về tim.
  4. Vòng tuần hoàn lớn đưa máu giàu O2 và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận các chất bài tiết và khí CO2 trở về tim.

Câu 17: Bộ phận chính của cây tham gia vào quá trình quang hợp là

  1. Lá cây.
  2. Thân cây.
  3. Rễ cây.
  4. Ngọn cây.

Câu 18: Thí nghiệm nào sau đây nhằm xác định sự có mặt của nước trong quá trình quang hợp ở thực vật?

  1. Đun nhẹ ống nghiệm đựng các mảnh lá trên ngọn lửa đèn cồn, ta thấy trên thành ống nghiệm có nước ngưng tụ.
  2. Cho lá cây vào ống nghiệm đun nhẹ, sau đó cho một vài tinh thể sunfat đồng không màu, nhận thấy CuSO4 chuyển sang màu xanh khi có nước.
  3. Dùng cối sứ giã nhỏ ít lá cây và thêm vào một ít nước, ta ép và lọc lấy dịch chiết. Sau đó, cho dịch ép vào ống nghiệm, cho thêm vào ống nghiệm 3-5 giọt thuốc thử oxalat – amon. Nếu thành phần dịch lọc có Ca2 + sẽ tạo thành kết tủa trắng là oxalat canxi.
  4. Cả hai phương án A, B đều đúng.

Câu 19: Bạn An đã làm thí nghiệm như sau

 Thí nghiệm 1. Chọn 20 hạt lạc đã được cất làm giống cách đây 3 tháng, ngâm

nước và ủ cho hạt nảy mầm.

Thí nghiệm 2. Lấy 20 hạt lạc ở thùng khác, đã được cất làm giống cách đây 1

năm, ngâm nước và ủ cho hạt nảy mầm.

Biết rằng điều kiện nhiệt độ, nồng độ khí oxygen và carbon dioxide, độ ẩm

đều giống nhau ở cả hai thí nghiệm ; lạc ở hai thí nghiệm cùng giống và thời

điểm thu hoạch như nhau.

Em hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích dự đoán của em?

  1. Thí nghiệm 2 có số hạt nảy mầm nhiều hơn thí nghiệm 1. Hạt phơi khô làm giống nhưng trong hạt vẫn xảy ra quá trình hô hấp, phân giải các chất dự trữ.
  2. Thí nghiệm 1 có số hạt nảy mầm nhiều hơn thí nghiệm 2. Hạt phơi khô làm giống nhưng trong hạt vẫn xảy ra quá trình hô hấp, phân giải các chất dự trữ.
  3. Không dự đoán được kết quả nảy mầm vì khả năng nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào thời gian bảo quản hạt giống.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 20: Vì sao con người khi ở trên đỉnh núi cao thường thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng

  1. Do có những người chưa quen hoặc không kịp thích nghi với điều kiện khí hậu trên cao, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh lý cấp tính nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hặn như sốc độ cao cấp tính.
  2. Khi ở trên đỉnh núi cao, không khí loãng, nồng độ oxygen thấp hơn so với ở vùng đồng bằng. Để lấy đủ lượng oxygen cần thiết cho hoạt động hô hấp tế bào, con người thường phải thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng.
  3. Do một số người dân địa phương sống ở trên vùng núi cao nhưng mất khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, thở nhanh hơn là biểu hiện của say núi mạn tính – tính trạng thiếu oxy trong thời gian dài.
  4. Do một số người có bệnh về đường hô hấp nên sẽ thở nhanh hơn khi đứng trên đỉnh núi.

Câu 21: Vì sao khi người thiếu sắt, da trở nên xanh xao

  1. Thiếu sắt cơ thể người không hấp thụ được các chất dinh dưỡng khác nên da trở nên xanh xao.
  2. Sắt là thành phần cấu tạo nên hồng cầu huyết sắc tố mang oxy đến các tế bào, thiếu sắt thì hàm lượng hồng cầu trong máu giảm dẫn tới da sẽ trông nhợt nhạt, xanh xao.
  3. Thiếu sắt làm các cơ bị teo, cơ thể không được vận động da sẽ trở nên xanh xao.
  4. Sắt là yếu tố làm đều màu da và trắng da, thiếu sắt da sẽ trở nên xanh xao.

Câu 22: Cho biết thế nước là thế năng hóa học của nước. Hiểu một cách đơn giản là nơi nào có nhiều nước, nồng độ chất tan thấp là thế nước cao và ngươc lại ít nước, nồng độ chất tan cao thì thế nước thấp. Ở thực vật trên cạn, trong 4 bộ phận sau đây, bộ phận nào thường có thế nước cao nhất

  1. Các mạch gỗ ở thân.
  2. Các mạch gỗ ở rễ.
  3. Quả chín.
  4. Lá cây.

Câu 23: Dự đoán nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai, giải thích

  1. Nhu cầu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai thấp vì hiện tượng mệt mỏi, ốm nghén khiến người mẹ không ăn được nhiều.
  2. Nhu cầu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai cao vì dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ.
  3. Nhu cầu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai thấp vì nếu con quá lớn sẽ gây nguy hiểm cho người mẹ khi sinh.
  4. Tất cả các đáp án trên đều không đúng.

Câu 24: Ở một số loài cây ăn côn trùng như cây nắp ấm thì chúng hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu bằng cách

  1. Lá của cây biến dạng có nhiệm vụ bắt mồi, sau đó enzyme tiêu hóa sẽ tiêu hóa con mồi, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
  2. Thân của cây biến dạng có nhiệm vụ bắt mồi, sau đó enzyme tiêu hóa sẽ tiêu hóa con mồi, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
  3. Rễ cây sẽ hấp thụ nước và chất dinh dưỡng trong đất.
  4. Tất cả các bộ phận của cây đều có khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng trong đất và không khí.

 

Câu 25: Đâu là nguyên nhân chính làm cho những giống cây không chịu mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có nồng độ cao

  1. Các ion khoáng gây độc đối với cây.
  2. Thế nước của đất thấp (nồng độ chất tan trong đất cao hơn so với rễ cây).
  3. Hàm lượng oxi trong đất thấp.
  4. Các tinh thể muối trong đất gây khó khăn cho hệ rễ hút nước và sinh trưởngbình thường.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay