Phiếu trắc nghiệm Sinh học 7 kết nối Ôn tập Chương 7: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (P5)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 7: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (P5). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 7: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

Câu 1: Quá trình có phương trình C6H12O6 +  CO2   + CO2 + H2O + nhiệt lượng ở cây xanh gọi là

  1. Hô hấp
  2. Quang hợp
  3. Tiêu hóa
  4. Phân tán

Câu 2: Chọn đáp án sai

  1. Protein tham gia cấu tạo tế bào và cơ thể sinh vật.
  2. B. Lipid là nguồn dự trữ năng lượng cho cơ thể.
  3. C. Ở người, thiếu vitamin D gây bệnh quáng gà.
  4. D. Nitrogen là thành phần cầu tạo nên các chất hữu cơ quan trọng trong tế bào thực vật như diệp lục, protein, nucleic acid,…

Câu 3: Cơ thể sẽ gặp nguy hiểm nếu không được bổ sung nước kịp thời trong những trường hợp nào dưới đây?

(1) Sốt cao.

(2) Đi dạo.

(3) Hoạt động thể thao ngoài trời với cường độ mạnh.

(4) Ngồi xem phim.

(5) Nôn mửa và tiêu chảy.

  1. (1), (3), (5).
  2. (1), (2), (3).
  3. (1), (3), (4).
  4. (2), (4), (5).

Câu 4: Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày?

  1. Ban đêm.
  2. Buổi sáng.
  3. Cả ngày và đêm.
  4. Ban ngày.

Câu 5: Khi tiến hành thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, nên chọn loại túi có đặc điểm gì để trùm lên lá?

  1. Túi nylon kín, trong suốt.
  2. Túi có đục lỗ thủng.
  3. Túi nylon kín, màu đen.
  4. Túi vải.

Câu 6: Hô hấp tế bảo gồm

  1. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra carbon dioxide
  2. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra năng lượng
  3. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra nước
  4. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra các chất hữu cơ

Câu 7: Trao đổi khí là

  1. Quá trình sinh vật lấy O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể.
  2. Quá trình sinh vật thải ra môi trường khí CO2 hoặc O2.
  3. Quá trình sinh vật lấy O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải ra môi trường khí CO2 hoặc O2.
  4. Quá trình sinh vật lấy O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải ra môi trường khí CO2 hoặc O2 và sử dụng chúng.

Câu 8: Nước được cấu tạo từ

  1. Một nguyên tử carbon liên kết với hai nguyên tử oxygen.
  2. Một nguyên tử carbon liên kết với một nguyên tử oxygen.
  3. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen.
  4. Một nguyên tử hydrogen liên kết với hai nguyên tử oxygen.

Câu 9: Ở đa số thực vật, sự hấp thụ nước và chất khoáng của cây diễn ra ở

  1. Các tế bào biểu bì.
  2. Các tế bào nhu mô.
  3. Các tế bào lông hút.
  4. Các tế bào khí khổng.

Câu 10: Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người gồm mấy giai đoạn

  1. 5.
  2. 4.
  3. 3.
  4. 2.

Câu 11: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về màu xanh lục của lá cây?

  1. Lá cây có màu xanh lục vì các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.
  2. Lá cây có màu xanh lục vì nhóm sắc tổ phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  3. Lá cây có màu xanh lục vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  4. Lá cây có màu xanh lục vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

Câu 12: Chọn đáp án đúng khi nói về nhu cầu ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng.

  1. Các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh, các cây ưa bóng không

      cần nhiều ánh sáng.

  1. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều

      ánh sáng.

  1. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần ánh sáng.
  2. Các cây ưa sáng không cần ánh sáng, cây ưa bóng cần ánh sáng mạnh.

Câu 13: Chọn đáp án đúng khi nói về nhu cầu ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng.

  1. Các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh, các cây ưa bóng không

      cần nhiều ánh sáng.

  1. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều

      ánh sáng.

  1. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần ánh sáng.
  2. Các cây ưa sáng không cần ánh sáng, cây ưa bóng cần ánh sáng mạnh.

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không có ở hô hấp tế bào?

  1. Phân giải chất hữu cơ đến sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O
  2. Quá trình phân giải chất tạo ra nhiều sản phẩm trung gian
  3. Toàn bộ năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt
  4. Phần lớn năng lượng giải phóng ra được tích lũy trong ATP

Câu 15: Khi trồng trọt cần xới tơi đất trồng giúp

  1. Giúp nước mưa dễ thẩm vào đất, cây không bị mất nước.
  2. Giúp cây hấp thu tốt phân bón
  3. Giúp đất thoáng khí, tăng khả năng hô hấp của cây trồng
  4. Tạo điều kiện thuận lợi giúp các loài động vật có lợi cho cây trồng phát triển (VD giun đất, trùng que).

Câu 16: Ở tảo sự hô hấp hiểu khí diễn ra tại

  1. Tế bào chất
  2. Ti thể
  3. Trong các bào quan
  4. Màng sinh chất

Câu 17: Vai trò của hít thở sâu đối với cơ thể người là

  1. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
  2. Giảm căng thẳng, bình tĩnh.
  3. Tăng năng lượng.
  4. Tăng cường hệ thống hô hấp.

Câu 18: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Sinh vật không thể sống nếu thiếu nước. Nếu mất đi (1)……… lượng nước thì hoạt động trao đổi chất sẽ bị rối loạn và nếu mất (2)………. lượng nước sẽ dẫn đến tử vong. Do đó sinh vật luôn cần phải được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định của cơ thể.”

  1. (1) 10%; (2) 21%.
  2. (1) 10%; (2) 34%.
  3. (1) 15%; (2) 34%.
  4. (1) 15%; (2) 45%.

Câu 19:  Có một cây cảnh được trồng trong chậu và đang ở trạng thái bình thường.

Trường hợp nào sau đây tế bào thịt lá ở lá cây này có sức trương nước giảm

  1. Đưa cây vào phòng lạnh.
  2. Tưới nhiều nước cho cây.
  3. Phun axit abxixíc lên lá của cây.
  4. Đưa cây vào trong tối.

Câu 20:  Ăn chín uống sôi có tác dụng

  1. Tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và kí sinh trùng gây ô nhiễm trong thức ăn, nước uống.
  2. Giúp bảo vệ răng, tránh sâu răng.
  3. Nâng cao hiệu suất thu nhận và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn
  4. Thức ăn có hình thức và hương vị ngon hơn

Câu 21: Vì sao nhiều loại cây trồng trong nhà vẫn có thể sống được bình thường dù không có ánh nắng mặt trời?

  1. vì chúng có cấu tạo thích nghi với khả năng quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu trong nhà hoặc ánh sáng đèn điện.
  2. vì chúng có cấu tạo không cần quang hợp trong điều kiện không có ánh nắng mặt trời.
  3. Vì chúng có cấu tạo không cần quang hợp mà vẫn có thể sinh sản và phát triển như điều kiện bình thường.
  4. Vì chúng thích nghi với điều kiện môi trường tốt hơn so với những loài thực vật khác.

Câu 22: Vì sao trước khi trồng cây hoặc gieo hạt, người ta thường làm đất tơi xốp và bón lót một số loại phân?

  1. làm cho đất tơi xốp, qua đó giúp cải thiện độ mùn trong đất, đảm bảo độ ẩm thích hợp trong đất để cây trồng sinh trưởng và phát triển thuận lợi.
  2. Làm cho đất tươi xốp, qua đó giúp cây có thể hấp thụ được nhiều nước nhất có thể.
  3. Bón lát phân giúp diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
  4. Cả hai phương án A, C đều đúng

Câu 23: Muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương, Khánh đã nghĩ đến một số phương pháp tiến hành thí nghiệm như sau

Phương pháp 1 Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để trong nhà có điều hòa; chậu 2 để ở giữa sân nhà. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.

Phương pháp 2 Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để trong nhà, dưới bóng đèn sợi đốt; chậu 2 để ở giữa sân. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.

Phương pháp 3 Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để ở giữa sân nhà ; chậu 2 để ở dưới gốc cây. Sau đó theo dõi và ghi kết qua.

Theo em, Khánh nên lựa chọn phương pháp thí nghiệm nào để cho kết quả chính xác nhất?

  1. Phương án 1.
  2. Phương án 2.
  3. Phương án 3.
  4. Không có phương án nào.

Câu 24: Em hãy vận dụng kiến thức về hô hấp tế bào, giải thích vì sao con người khi ở trên đỉnh núi cao thường thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng?

  1. Do có những người chưa quen hoặc không kịp thích nghi với điều kiện khí hậu trên cao, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh lý cấp tính nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hặn như sốc độ cao cấp tính.
  2. Do một số người dân địa phương sống ở trên vùng núi cao nhưng mất khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, thở nhanh hơn là biểu hiện của say núi mạn tính – tính trạng thiếu oxy trong thời gian dài.
  3. Do một số người có bệnh về đường hô hấp nên sẽ thở nhanh hơn khi đứng trên đỉnh núi.
  4. Khi ở trên đỉnh núi cao, không khí loãng, nồng độ oxygen thấp hơn so với ở vùng đồng bằng. Để lấy đủ lượng oxygen cần thiết cho hoạt động hô hấp tế bào, con người thường phải thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng.

Câu 25: Em hãy vận dụng kiến thức về hô hấp tế bào, giải thích vì sao con người khi ở trên đỉnh núi cao thường thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng?

  1. Do có những người chưa quen hoặc không kịp thích nghi với điều kiện khí hậu trên cao, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh lý cấp tính nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hặn như sốc độ cao cấp tính.
  2. Do một số người dân địa phương sống ở trên vùng núi cao nhưng mất khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, thở nhanh hơn là biểu hiện của say núi mạn tính – tính trạng thiếu oxy trong thời gian dài.
  3. Do một số người có bệnh về đường hô hấp nên sẽ thở nhanh hơn khi đứng trên đỉnh núi.
  4. Khi ở trên đỉnh núi cao, không khí loãng, nồng độ oxygen thấp hơn so với ở vùng đồng bằng. Để lấy đủ lượng oxygen cần thiết cho hoạt động hô hấp tế bào, con người thường phải thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay