Phiếu trắc nghiệm Sinh học 7 kết nối Ôn tập Chương 7: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 7: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 7 kết nối tri thức (bản word)

CHƯƠNG 7: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

Câu 1: Quá trình lấy vào thức ăn và thải ra chất thải diễn ra ở cơ quan nào trong cơ thể

  1. A. Hệ tuần hoàn
  2. Hệ hô hấp
  3. Hệ tiêu hóa
  4. Hệ thần kinh

Câu 2: Khoai tây là một loại quả, khi vùi dưới đất sẽ có màu nâu, khi không được vùi sẽ phát triển có màu xanh như hình. Khoai tây đã thực hiện quá trình nào để có màu xanh như hình

  1. Quang hợp
  2. Hô hấp
  3. Tiêu hóa
  4. Bài tiết

Câu 3: Lông hút ở rễ có nguồn gốc từ đâu?

  1. Do các tế bào ở phần trụ giữa kéo dài ra hình thành.

B. Do các tế bào biểu bì kéo dài ra hình thành.

  1. Do các tế bào ở vỏ kéo dài ra hình thành.
  2. Do các tế bào mạch gỗ và mạch rây kéo dài ra hình thành.

Câu 4: Khi đưa cây đi trồng nơi khác, người ta thường làm gì để tránh cho cây không bị mất nước?

  1. Nhúng ngập cây vào nước.

B. Tỉa bớt cành, lá.

  1. Cắt ngắn rễ.
  2. Tưới đẫm nước cho cây.

Câu 5: Chọn đáp án sai

  1. Máu giàu oxygen có màu đỏ tươi, máu giàu carbon dioxide có màu đỏ thẫm.
  2. B. Tốc độ máu chảy trong mao mạch chậm hơn trong động mạch và tĩnh mạch.
  3. C. Chỉ có nước tiểu mới chứa các chất bài tiết ra khỏi cơ thể.
  1. Máu sau khi trao đổi tại mao mạch của các cơ quan đổ về tâm nhĩ phải của tim.

Câu 6: Hai bạn lớp 6A tranh luận về hiện tượng khép lá ở cây xấu hổ (cây trinh nữ) khi có tác động cơ học từ môi trường và hiện tượng khép lá ở cây me vào ban đêm. Bạn thứ nhất cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây này là giống nhau, bạn thứ hai lại cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây này có bản chất khác nhau. Hãy làm trọng tài cho hai bạn bằng cách chỉ ra tác nhân kích thích của hai hiện tượng ở hai loài cây trên.

  1. cây xấu hổ - va chạm, cây me - ánh sáng, nhiệt độ
  2. cây xấu hổ - ánh sáng, nhiệt độ, cây me - va chạm
  3. cây xấu hổ - va chạm, cây me - giá thể
  4. cây xấu hổ - con mồi, cây me - ánh sáng, nhiệt độ

Câu 7: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với

  1. sự chuyển hóa của sinh vật
  2. sự biến đổi các chất.
  3. sự trao đổi năng lượng.
  4. sự sống của sinh vật.

Câu 8: Khi thực hiện thí nghiệm nhằm chứng minh cây xanh thải CO2, trong quá trình hô hấp điều cần thiết bắt buộc là phải

  1. Sử dụng một cây có nhiều lá.
  2. Làm thí nghiệm trong buồng tối
  3. Nhấn chìm cây trong nước
  4. Sử dụng một cây con

Câu 9: Quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ tạo thành carbon dioxide, nước, đồng thời giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể là nội dung của khái niệm nào sau đây

  1. Chuyển hóa năng lượng
  2. Quang hợp
  3. Trao đổi chất
  4. Hô hấp tế bào

Câu 10:  Hô hấp tế bảo gồm:

  1. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra carbon dioxide
  2. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra năng lượng
  3. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra nước
  4. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra các chất hữu cơ

Câu 11: Cơ quan thực hiện quá trình trao đổi khí chủ yếu ở thực vật là

  1. khí khổng.
  2. lục lạp.
  3. ti thể.

Câu 12: Nước có tính chất gì?

  1. Nước còn có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt
  2. Nước có khả năng kết hợp với các chất hoá học để tạo thành nhiều hợp chất khác nhau.
  3. Nước hòa tan được dầu
  4. Cả 2 phương án A, B đều đúng.

Câu 13: Hoạt động hấp thụ nước của cây chủ yếu diễn ra ở cơ quan

  1. Rễ
  2. Thân
  3. Chồi non

Câu 14: Chức năng của động mạch là gì?

  1. Vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan.
  2. Vận chuyển máu từ các cơ quan về tim.
  3. Trao đổi chất giữa máu với các tế bào.
  4. Cả A, B, C

 

Câu 15:  Cảm ứng ở sinh vật là

  1. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.
  2. khả năng tiếp nhận kích thích từ môi trường bên trong cơ thể.
  3. khả năng phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên ngoài cơ thể.
  4. khả năng di chuyển

Câu 16: Khi đặt một thanh sắt non vào trong một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua thì thanh sắt trở thành một nam châm. Hướng Bắc Nam của nam châm mới được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì:

  1. Ngược hướng
  2. Vuông góc
  3. Cùng hướng
  4. Tạo thành một góc 450

Câu 17: Tại sao khi làm việc nặng hay vận động mạnh trong thời gian dài,  cơ thể thường nóng lên,  nhịp thở tăng,  mồ hôi toát ra nhiều,  nhanh khát và nhanh đói.

  1. Các tế bào cơ cần phải được cung cấp nhiều năng lượng hơn nên cần lượng oxygen và vật chất nhiều hơn nên nhanh đói.
  2. Các tế bào cơ cần phải được cung cấp nhiều năng lượng hơn nên cần lượng oxygen và vật chất nhiều hơn nên mồ hôi toát ra nhiều.
  3. Nhịp tim nhanh hơn để giúp máu vận chuyển khí oxygen và vật chất đến các tế bào cơ và vận chuyển khí carbonic và chất thải từ tế bào đi một cách kịp thời.
  4. Phương án A, C đều đúng.

Câu 18: Muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương, Khánh đã nghĩ đến một số phương pháp tiến hành thí nghiệm như sau

Phương pháp 1 Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để trong nhà có điều hòa; chậu 2 để ở giữa sân nhà. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.

Phương pháp 2 Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để trong nhà,  dưới bóng đèn sợi đốt; chậu 2 để ở giữa sân. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.

Phương pháp 3 Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để ở giữa sân nhà ; chậu 2 để ở dưới gốc cây. Sau đó theo dõi và ghi kết qua.

Theo em,  Khánh nên lựa chọn phương pháp thí nghiệm nào để cho kết quả chính xác nhất?

  1. Phương án 1.
  2. Phương án 2.
  3. Phương án 3.
  4. Không có phương án nào.

 

Câu 19: Bạn Hiếu tiến hành thí nghiệm như sau

Bước 1. Hiếu lấy 100 g hạt đậu chia thành 2 phần: 50 g cho vào bình A và 50 g cho vào bình B.

Bước 2. Đổ nước sôi vào bình B để làm chết hạt và chắt bỏ nước.

Bước 3. Nút chặt các bình,  để ở nhiệt độ phòng khoảng 1, 5 đến 2 giờ.

Bước 4. Mở nút bình,  đưa nhanh que kim loại có cây nến đang cháy vào trong hai bình.

Thí nghiệm của bạn Hiếu chứng minh điều gì?

  1. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống hấp thụ khí oxygen trong bình A. Do vậy, mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến bị tắt.
  2. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống sinh ra khí oxygen trong bình A. Do vậy mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến cháy mạnh hơn.
  3. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống hấp thụ khí carbon dioxide trong bình A. Do vậy mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến bị tắt.
  4. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống hấp thụ khí carbon dioxide trong bình A. Do vậy mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến cháy mạnh hơn.

Câu 20: Bạn Tiến tiến hành thí nghiệm như sau

Bước 1. Tiến lấy 100 g hạt đậu chia thành 2 phần 50 g cho vào bình A và 50 g cho vào bình B.

Bước 2. Đổ nước sôi vào bình B để làm chết hạt và chắt bỏ nước.

Bước 3. Nút chặt các bình,  để ở nhiệt độ phòng khoảng 1, 5 đến 2 giờ.

Bước 4. Mở nút bình,  đưa nhanh que kim loại có cây nến đang cháy vào trong hai bình

Thí nghiệm của bạn An chứng minh điều gì?

  1. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống hấp thụ khí oxygen trong bình A. Do vậy, mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến bị tắt.
  2. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống sinh ra khí oxygen trong bình A. Do vậy mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến cháy mạnh hơn.
  3. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống hấp thụ khí carbon dioxide trong bình A. Do vậy mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến bị tắt.
  4. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống hấp thụ khí carbon dioxide trong bình A. Do vậy mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến cháy mạnh hơn.

Câu 21: Em hãy vận dụng kiến thức về hô hấp tế bào, giải thích vì sao con người khi ở trên đỉnh núi cao thường thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng?

  1. A. Do có những người chưa quen hoặc không kịp thích nghi với điều kiện khí hậu trên cao, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh lý cấp tính nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hặn như sốc độ cao cấp tính.
  2. B. Khi ở trên đỉnh núi cao, không khí loãng, nồng độ oxygen thấp hơn so với ở vùng đồng bằng. Để lấy đủ lượng oxygen cần thiết cho hoạt động hô hấp tế bào, con người thường phải thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng.
  3. C. Do một số người dân địa phương sống ở trên vùng núi cao nhưng mất khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, thở nhanh hơn là biểu hiện của say núi mạn tính – tính trạng thiếu oxy trong thời gian dài.
  4. D. Do một số người có bệnh về đường hô hấp nên sẽ thở nhanh hơn khi đứng trên đỉnh núi.

Câu 22: Cho các dữ kiện sau

Cột A

Cột B

1. Lấy vào

a. Hơi thở, bốc hơi qua da

b. Nước uống

 

c. Mồ hôi

 

2. Thải ra

d. Nước tiểu

e. Nước trong thức ăn

 

f. Nước trong phân

 

Hãy ghép dữ kiện ở cột A với cột B tương ứng.

  1. 1-a, b và 2-c, d, e, f.
  2. 1-b, e và 2-a, c, d, f.
  3. 1-a, e và 2-b, c, d, f.
  4. 1-a, c và 2-b, d, e, f.

Câu 23: Điền từ vào chỗ trống sau “Trong điều kiện bình thường, (1)……… được điều hòa chặt chẽ, số lượng nước đưa vào hằng ngày cân bằng với số lượng nước cơ thể (2)……… và (3)……… ra khỏi cơ thể. Khi cơ thể đủ nước, các cơ quan sẽ hoạt động tốt, khỏe mạnh, tiêu hóa tốt, tuần hoàn tốt, cân bằng trao đổi chất, phòng chống bệnh tật. Do vậy, chúng ta cần uống đủ nước mỗi ngày.”

  1. (1) trao đổi nước, (2) lấy vào, (3) thải ra.
  2. (1) cân bằng khoáng, (2) lấy vào, (3) thải ra.
  3. (1) trao đổi nước, (2) sử dụng, (3) bài tiết.
  4. (1) cân bằng nước, (2) lấy vào, (3) sử dụng.

Câu 24: Các loài cây ăn thịt ( cây gọng vó , cây nắp ấm , ... ) thu hút côn trùng đến tiết ra các chất dính làm cho côn trùng không thể thoát được , đồng thời tiết ra enzyme để tiêu hoá thức ăn của mình. Theo em , các loài cây này thường sinh sống ở những nơi có điều kiện như thế nào và chúng lấy chất gì từ côn trùng ?

  1. Những loài thực vật này thường sống ở những nơi ít dinh dưỡng, đặc biệt là nitrogen. Để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho quá trình sống chúng đã lấy chất hữu cơ (protein) từ các loài động vật, chủ yếu là các loài côn trùng.
  2. Những loài thực vật này thường sống ở những nơi nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt ở các khu rừng nhiệt đới. Để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho quá trình sống chúng đã lấy chất hữu cơ (chất béo) từ các loài động vật, chủ yếu là các loài côn trùng.
  3. Những loài thực vật này thường sống ở những nơi ẩm ướt, đặc biệt ở các khu rừng rậm. Để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho quá trình sống chúng đã lấy chất hữu cơ (chất béo) từ các loài động vật, chủ yếu là các loài côn trùng.
  4. Tất cả các phương án trên đều sai.

Câu 25: Khi nghe đến bệnh bướu cỗ là bệnh lí rất thường gặp ở nước ta do nguyên nhân thiếu chất khoảng iodine, mẹ Lan quyết định bổ sung iodine trong khẩu phần ăn hàng ngày cho cả gia đình. Theo em, mẹ Lan nên bổ sung loại thực phẩm nào để có đủ iodine ngăn ngừa bệnh bướu cổ?

  1. Các loại thịt.
  2. Các loại hải sản.
  3. Các loại rau, củ, quả.
  4. Các loại sữa

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay