Phiếu trắc nghiệm Sinh học 7 kết nối Ôn tập Chương 8: Cảm ứng ở sinh vật (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 8: Cảm ứng ở sinh vật (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 8: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

Câu 1: Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích

  1. từ môi trường.
  2. từ môi trường ngoài cơ thể.
  3. từ môi trường trong cơ thể.
  4. từ các sinh vật khác.

Câu 2: Chọn đáp án sai các hiện tượng cảm ứng tương ứng với các kích thích sau

  1. Nước: Rễ cây mọc dài về phía có nước
  2. B. Ánh sáng: Rễ cây mọc cong về phía có ánh sáng.
  3. Con người: Những con vịt bỏ chạy khi bị người xua đuổi.
  4. D. Âm thanh: Chó vẫy đuôi khi nghe tiếng chân người quen.

Câu 3: Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích

  1. từ môi trường.
  2. từ môi trường ngoài cơ thể.
  3. từ môi trường trong cơ thể.
  4. từ các sinh vật khác.

 

Câu 4: Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì?

  1. Các nhận biết.
  2. Các kích thích.
  3. Các cảm ứng.
  4. Các phản ứng.

Câu 5: Đâu không phải ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào trồng trọt, chăn nuôi và đời sống.

  1. Chế độ chiếu sáng trong trồng trọt.
  2. Hình thành thói quen ăn, ngủ đúng giờ cho động vật nuôi.
  3. Huấn luyện động vật.
  4. Chiết cành cây.

Câu 6: Đâu không phải tập tính ở động vật

  1. Bảo vệ lãnh thổ
  2. Săn mồi
  3. Di cư
  4. Tiếng kêu

Câu 7: Phản ứng “Nằm im theo dõi con mồi, lao đến khi con mồi lại gần” là phản ứng của hiện tượng nào

  1. Gà mẹ nhìn thấy diều hâu
  2. Chó giữ nhà nhìn thấy người lạ
  3. lợn con mới sinh ra
  4. Đàn sư tử đói nhìn thấy con mồi

 Câu 8: Thói quen nào sau đây là thói quen tốt

  1. Ngủ dậy muộn
  2. Chạy bộ buổi sáng
  3. Vừa ăn cơm vừa xem ti vi
  4. Hút thuốc lá

Câu 9: Đọc sách là một thói quen tốt, đây là tập tính học được ở người. Em hãy vận dụng kiến thức về cảm ứng ở sinh vật cho biết đâu không phải là một trông các bước để hình thành thói quen này cho bản thân.

  1. Chọn sách mình yêu thích
  2. Đọc hàng ngày trong thời gian phù hợp
  3. Đọc dồn dập thật nhiều sách
  4. Tự đánh giá thói quen đọc sách của bản thân

 

Câu 10: Khi nuôi gà, vịt, người nông dân chỉ cần dùng tiếng gọi quen thuộc là gà, vịt từ xa đã chạy về để ăn. Tập tính này của vật nuôi có lợi cho sinh vật và cả người chăn nuôi. Đâu không phải cách thức hợp lý hình thành tập tính trên cho vật nuôi.

  1. Gọi vật nuôi vào những thời điểm nhất định
  2. Cho ăn mỗi lần vật nuôi là, đúng theo yêu cầu
  3. Chỉ cho ăn vào thời gian cố định
  4. Đánh đập khi vật không làm đúng theo yêu cầu.

Câu 11: Khi nuôi mèo để bắt chuột, để huấn luyện giúp mèo có thói quen bắt chuột thì thức ăn cho mèo cần có?

  1. Thịt chuột non.
  2. Thịt sống.
    C. Cơm.
  3. Cá rán

Câu 12: Phản ứng nào sau đây thuộc loại kích thích ánh sáng

  1. Rễ cây hướng đến nguồn nước
  2. Run rẩy/toát mồ hôi
  3. Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng
  4. Cây bám vào giá thể

Câu 13: Hiện tượng cảm ứng “Rễ cây mọc dài về phía có nước” thuộc loại kích thích nào

  1. Nước
  2. Ánh sáng
  3. Trụ bám
  4. Âm thanh

Câu 14: Hiện tượng cảm ứng “Thân cây mọc cong về phía có ánh sáng” thuộc loại kích thích nào

  1. Nước
  2. Ánh sáng
  3. Trụ bám
  4. Âm thanh

Câu 15: Lựa chọn từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

Các tập tính của động vật được con người huấn luyện thuộc loại tập tính …..

  1. Cảm ứng
  2. Bẩm sinh
  3. Học được
  4. Tiếp xúc

Câu 16: Hiện tượng lá cây bắt ruồi cụp lại khi có con mồi đậu vào là hình thức cảm ứng nào dưới đây?

  1. Hướng sáng.
  2. Cảm ứng ánh sáng.
  3. Hướng tiếp xúc.
  4. Cảm ứng tiếp xúc.

Câu 17: Khi trồng khoai tây, tại sao cần chú ý xới xáo để che kín phần củ khoai?

  1. Tránh hiện tượng nước mưa, sương rơi trực tiếp vào củ gây thối, hỏng
  2. Tránh hiện tượng côn trùng cắn phá củ.
  3. Tránh hiện tượng củ tiếp xúc với ánh sáng, bị xanh.

Câu 18: Xác định phản ứng của sinh vật ở hiện tượng cảm ứng: "Chạm tay vào cốc nước nóng thì tay rụt lại ngay".

  1. Cốc nước nóng.
  2. Tay rụt lại.
  3. Tay bị bỏng.
  4. Hơi nước bay lên. 

Câu 19: Hình dưới chứng minh cho hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật?

  1. Tính hướng tiếp xúc.
  2. Tính hướng đất âm của rễ, hướng sáng dương của thân.
  3. Tính hướng hóa.
  4. Tính hướng nước.

Câu 20: Đâu không phải là mong muốn khi sử dụng mô hình nuôi vịt kết hợp với trồng lúa?

  1. Tránh hiện tượng gà nhảy vào và bới tung lên
  2. Cung cấp phân cho lúa.
  3. Giúp ăn sâu rầy hại lúa.
  4. Giúp sục bùn và làm sạch cỏ cho bộ rễ lúa phát triển.

Câu 21: Dấu hiệu sau: “cây mọc vống lên và lá có màu úa vàng” chứng tỏ cần điều chỉnh yếu tố nào sau đây trong môi trường sống của cây?

  1. Điều chỉnh tăng lượng nước tưới cho cây
  2. Điều chỉnh giảm lượng nước tưới cho cây
  3. Điều chỉnh tăng lượng ánh sáng chiếu tới cây
  4. Điều chỉnh giảm lượng ánh sáng chiếu tới cây

Câu 22: Cho các tập tính sau ở động vật:(1) Sự di cư của cá hồi(2) Báo săn mồi(3) Nhện giăng tơ(4) Vẹt nói được tiếng người(5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn(6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản(7) Xiếc chó làm toán(8) Ve kêu vào mùa hèNhững tập tính nào là bẩm sinh? Những tập tính nào là học được?

  1. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (7).
  2. Tập tính bẩm sinh: (1), (2), (6), (8) ; Tập tính học được: (3), (4), (5), (7).
  3. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (5), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (6), (7).
  4. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (7) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (8).

Câu 23: Sử dụng các từ gợi ý: bên trong (I), cơ thể (II), phản ứng (III) để hoàn thành đoạn thông tin sau khi nói về cảm ứng theo thứ tự:
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và …(1)…lại các kích thích từ môi trường…(2)….và môi trường bên ngoài của …(3)…sinh vật

  1. (II)-(III)-(I).
  2. (III)-(I)-(II).
  3. (I)-(III)-(II).
  4. (I)-(II)-(III).

Câu 24: Để hình thành tập tính cho vật nuôi nghe hiệu lệnh về ăn, người nuôi thực hiện các bước dưới đây theo thứ tự nào?

(a) Gọi vật nuôi vào thời điểm nhất định (mỗi lần gọi bằng tiếng gọi giống nhau), khi vật nuôi đến thì cho ăn. 

(b) Hàng ngày gọi vật nuôi, cho ăn vào thời điểm đó và chỉ cho ăn sau khi gọi. 

(c) Sau nhiều ngày được cho ăn chỉ khi được gọi (bằng một âm thanh quen thuộc), vật nuôi sẽ có tập tính nghe tiếng gọi là chạy về ăn.

  1. (a), (b), (c)
  2. (a), (c), (b)
  3. (b), (c), (a)
  4. (c), (a), (b)

Câu 25: Một số loài muỗi hút máu của người và động vật rất ưa thích khí cacbonic và nhiệt tỏa ra từ cơ thể. Dựa trên đặc tính này người ta có thể bắt muỗi nhờ một loại mồi có khả năng

  1. Tạo ra nhiều chất hóa học.
  2. Dẫn dụ khói và lửa.
    C. Phát ra nhiều khói và nhiệt độ rất cao.
  3. Phát ra mùi thơm như dầu nóng.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay