Phiếu trắc nghiệm Sinh học 7 kết nối Ôn tập Chương 8: Cảm ứng ở sinh vật (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 8: Cảm ứng ở sinh vật (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 7 kết nối tri thức (bản word)

CHƯƠNG 8: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

Câu 1: Chọn đáp án sai các hiện tượng cảm ứng tương ứng với các kích thích sau

  1. Nước: Ngọn cây mọc dài về phía có nước
  2. B. Ánh sáng: Thân cây mọc cong về phía có ánh sáng.
  3. Con người: Những con vịt bỏ chạy khi bị người xua đuổi.
  4. D. Âm thanh: Chó vẫy đuôi khi nghe tiếng chân người quen.

Câu 2: Chọn đáp án SAI: Kích thích môi trường có thể bao gồm

  1. Ánh sáng
  2. Âm thanh
  3. Nhiệt độ
  4. Tâm linh

Câu 3: Thói quen nào sau đây là thói quen không tốt

  1. Đọc sách
  2. Ăn uống đúng giờ
  3. Thức khuya
  4. Làm việc có kế hoạch

Câu 4: Đâu không phải tập tính bẩm sinh

  1. Tranh giành con cái ở sư tử.
  2. Thỏ chạy trốn khi thấy kẻ thù
  3. Gấu Bắc cực ngủ đông
  4. Nhận biết chủ nhà của chó

Câu 5: Đâu không phải tập tính học được

  1. Ăn uống theo giờ của thú nuôi
  2. Dừng xe khi gặp đèn đỏ
  3. Tập thể dụng buổi sáng
  4. Một số loài chim di cư khi đến mùa đông

Câu 6: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng của thực vật?

  1. Lá bàng rụng vào mùa hè
  2. Hoa hướng dương hướng về mặt trời
  3. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh
  4. Câu nắp ấm bắt mồi

Câu 7: Tập tính bẩm sinh là những tập tính

  1. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
  2. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.
  3. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
  4. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.

Câu 8: Tập tính động vật là

  1. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
  2. một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
  3. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên trong cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
  4. một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

Câu 9: Đâu là một ứng dụng về tập tính học được của động vật trong chăn nuôi?

  1. Nghe tiếng gọi “chích chích” gà chạy tới.
  2. Trồng cỏ và ủ men cho bò ăn để tăng khả năng hấp thụ thức ăn cho bò.
  3. Nuôi lợn theo đàn để tăng lượng thức ăn của các cá thể
  4. Nhìn thấy con quạ bay trên trời, gà con nấp vào cánh gà mẹ.

Câu 10: Trong vườn trồng nhãn, người ta thường kết hợp thả thêm đối tượng nào sau đây?

  1. Ong mật.
  2. Vịt
  3. Bướm
  4. Chim sâu

Câu 11: Những cây trồng nào sau đây cần làm giàn?

  1. Rau muống, bí, mồng tơi
  2. Bí ngô, dưa lê, mướp đắng
  3. Thiên lý, nho, bầu, xu xu
  4. Dưa chuột, khoai lang, mướp

Câu 12: Hiện tượng cảm ứng “Thân cây trầu không bám vào thân cây cau” thuộc loại kích thích nào

  1. Nước
  2. Ánh sáng
  3. Trụ bám
  4. Âm thanh

Câu 13: Hiện tượng cảm ứng “Chó vẫy đuôi khi nghe tiếng chân người quen” thuộc loại kích thích nào

  1. Nước
  2. Ánh sáng
  3. Trụ bám
  4. Âm thanh

Câu 14: Hiện tượng cảm ứng “Những con vịt bỏ chạy khi bị người xua đuổi” thuộc loại kích thích nào

  1. Con người
  2. Ánh sáng
  3. Trụ bám
  4. Âm thanh

Câu 15: Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng cho hiện tượng “Rễ cây tránh xa hóa chất độc hại của nó” như thế nào

  1. Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.
  2. Làm nhà nuôi có ánh sáng yếu để làm chim yến cư trú làm tổ.
  3. Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bát.
  4. Phát hiện vùng đát nhiễm chất độc

Câu 16: Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng cho hiện tượng “Chim yến cư trú và làm tổ ở những nơi ánh sáng rất yếu” như thế nào

  1. Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.
  2. Làm nhà nuôi có ánh sáng yếu để làm chim yến cư trú làm tổ.
  3. Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bát.
  4. Dùng đèn để bẫy côn trùng.

Câu 17: Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng cho hiện tượng “Chim di cư về phương nam tránh rét” như thế nào

  1. Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.
  2. Làm nhà nuôi có ánh sáng yếu để làm chim yến cư trú làm tổ.
  3. Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bát.
  4. Dùng đèn để bẫy côn trùng.

Câu 18: Khi nói về tính hướng động của ngọn cây thì phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Ngọn cây có tính hướng đất dương, hướng sáng dương.
  2. Ngọn cây có tính hướng đất âm, hướng sáng âm.
  3. Ngọn cây có tính hướng đất dương, hướng sáng âm.
  4. Ngọn cây có tính hướng đất âm, hướng sáng dương.

Câu 19:Ve kêu vào mùa hè có ý nghĩa gì đối với ve sầu?

  1. Gọi bạn tình để sinh sản.
  2. Đánh dấu lãnh thổ.
  3. Đe dọa kẻ thù. 
  4. Hô hấp tốt hơn.

Câu 20: Tại sao khi côn trùng đậu trên cây gọng vó thì cây gập lông lại giữ con mồi?

  1. Côn trùng chạm vào cây gọng vó gây ra tác động cơ học, cây phản ứng bằng cách uốn cong các sợi lông.
  2. Côn trùng chạm vào gây mất nước tại các vị trí tiếp xúc với cây gọng vó, làm cây co lại.
  3. Côn trùng tiết chất hoá học làm sợi lông của cây sinh trưởng bất thường, làm cong sợi lông.
  4. Nhiệt độ làm thay đổi sinh trưởng của cây.

Câu 21: Để hoa đào nở nhanh để kịp ngày Tết, người nông dân thường dùng nước ấm 40 - 50 oC tưới quanh gốc với tần suất 5 - 6 lần mỗi ngày. Tác nhân nào kích thích hiện tượng nở hoa ở cây đào?

A. Nhiệt độ.

  1. Ánh sáng.
  2. Độ ẩm.
  3. Chất dinh dưỡng.

Câu 22: Chim công xòe đuôi trước con cái là loại tập tính gì?

  1. Tập tính kiếm ăn.
  2. Tập tính sinh sản. 
  3. Tập tính bảo vệ lãnh thổ. 
  4. Tập tính bầy đàn.

 

Câu 23: Tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ được gọi là gì?

  1. Tập tính bẩm sinh.
  2. Tập tính học được.
  3. Tập tính của loài.
  4. Tập tính cá thể. 

Câu 24: Huấn luyện chó nghiệp vụ bắt kẻ gian, tìm kiếm chất cấm,... được ứng dụng trong lĩnh vực nào của xã hội?

  1. Giáo dục.
  2. An ninh quốc phòng.
  3. Nông nghiệp.
  4. Giải trí.

Câu 25: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống (1)

 Hiện tượng cảm ứng ở sinh vật được con người  …(1)…  rộng rãi trong thực tiễn nhằm  …(2)…  cho cây trồng và vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt;  …(3)…  các thói quen tốt và …(4)… hiệu quả học tập cho con người. 

  1. xây dựng
  2. ứng dụng
  3. cảm ứng
  4. học được

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay