Phiếu trắc nghiệm Sinh học 8 cánh diều Chủ đề 7 (P5)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 7 (P5). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ NGƯỜI

 

Câu 1: Các cơ quan trong hệ hô hấp là?

  • A. Phổi và thực quản
  • B. Đường dẫn khí và thực quản
  • C. Thực quản, đường dẫn khí và phổi
  • D. Phổi, đường dẫn khí và thanh quản.

Câu 2: Chất hữu cơ trong xương gồm

  • A. các muối của kim loại kiềm
  • B. protein, lipid và saccharide
  • C. muối calcium, muối phosphate
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Trong ống tiêu hoá ở người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu thuộc về cơ quan nào?

  • A. Ruột thừa
  • B. Ruột già
  • C. Ruột non
  • D. Dạ dày

Câu 4: Các tế bào máu ở người được phân chia thành mấy loại chính?

  • A. 5 loại      
  • B. 4 loại
  • C. 3 loại      
  • D. 2 loại

Câu 5: Nhịp hô hấp là

  • A. Số lần cử động hô hấp được trong 1 giây
  • B. Số lần cử động hô hấp được trong 1 phút
  • C. Số lần hít vào được trong 1 phút
  • D. Số lần thở ra được trong 1 phút

Câu 6: Cơ quan dưới đây có trong khoang bụng là?

  • A. Ruột
  • B. Phổi
  • C. Khí quản
  • D. Thực quản

Câu 7: Chức năng của cột sống là

  • A. Bảo vệ tim, phổi và các cơ quan phía bên trong khoang bụng
  • B. Giúp cơ thể đứng thẳng, gắn xương sườn với xương ức thành lồng ngực
  • C. Giúp cơ thể đứng thẳng và lao động
  • D. Bảo đảm cho cơ thể được vận động dễ dàng

Câu 8: Chất nhày trong dịch vị có tác dụng gì?

  • A. Bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm lấn của virus gây hại.
  • B. Dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày
  • C. Chứa một số enzyme giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn
  • D. Bao phủ bề mặt niêm mạc, giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl.

Câu 9: Chức năng của tiểu cầu là

  • A. Vận chuyển oxygen và carbon dioxide
  • B. Bảo vệ cơ thể
  • C. Bảo vệ cơ thể nhờ cơ chế làm đông máu
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với

  • A. họng và phế quản.
  • B. phế quản và mũi.
  • C. họng và thanh quản
  • D. thanh quản và phế quản.

Câu 11:  Trong nước tiểu đầu không chứa thành phần nào dưới đây?

  • A. Hồng cầu
  • B. Nước
  • C. Ion khoáng
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 12: Ở mắt người, điểm mù là nơi

  • A. đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác.
  • B. nơi tập trung tế bào nón.
  • C. nơi tập trung tế bào que.
  • D. nơi đi ra của các sợi trục tế bào liên lạc ngang.

Câu 13: Tắm rửa là một biện pháp rèn luyện da vì

  • A. Da sạch không có vi khuẩn xâm nhập vào.
  • B. Là hình thức xoa bóp da làm cho các mạch máu lưu thông, da được nuôi dưỡng tốt.
  • C. Giúp da tạo nhiều vitamin D.
  • D. Giúp cơ thể chịu được những thay đổi đột ngột của môi trường.

Câu 14: Tuyến sinh dục nam tạo hormone

  • A. LH, testosterone, progesterone.
  • B. LH, progesterone, estrogen.
  • C. LH, progesterone, FSH.
  • D. LH, testosterone, FSH.

Câu 15: Sau khi hoàn thiện về cấu tạo, tinh trùng được dự trữ ở đâu?

  • A. Ống đái
  • B. Mào tinh
  • C. Túi tinh
  • D. Tinh hoàn

Câu 16: Trong cơ thể người, loại tế bào nào có kích thước dài nhất?

  • A. Tế bào thần kinh
  • B. Tế bào cơ vân
  • C. Tế bào xương
  • D. Tế bào da

Câu 17: Thành phần hóa học của xương động vật cũng tương tự như xương người. Thực hiện thí nghiệm với ba chiếc xương đùi ếch như sau:

Xương 1: Để nguyên.

Xương 2: Ngâm trong dung dịch HCl 10% khoảng 15 phút.

Xương 3. Đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi không còn khói bay lên.

Tiến hành thí nghiệm, sau đó uốn cong xương, thấy xương nào có thể uốn cong?

  • A. Xương 1
  • B. Xương 2
  • C. Xương 3
  • D. Không xương nào

Câu 18: Biện pháp nào dưới đây giúp làm tăng hiệu quả tiêu hoá và hấp thụ thức ăn?

  • A. Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ khi ăn
  • B. Ăn đúng giờ, đúng bữa và hợp khẩu vị
  • C. Ăn chậm, nhai kĩ
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 19: Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là

  • A. chất kháng sinh.
  • B. kháng thể.
  • C. kháng nguyên.
  • D. protein độc.

Câu 20: Trong 500ml khí lưu thông trong hệ hô hấp của người trưởng thành thì có khoảng bao nhiêu ml khí nằm trong “khoảng chết” (không tham gia trao đổi khí)?

  • A. 150ml
  • B. 200ml
  • C. 100ml
  • D. 50ml

Câu 21: Sau khi ăn quá mặn, chúng ta thường có cảm giác khát. Việc uống nhiều nước sau khi ăn quá mặn có ý nghĩa gì đối với cơ thể?

  • A. Đào thải muối ra ngoài cơ thể.
  • B. Pha loãng muối
  • C. Cân bằng lượng muối dư thừa trong cơ thể
  • D. Không có ý nghĩa gì

Câu 22: Đặc điểm giúp lạc đà sống trong môi trường hoang mạc khắc nghiệt.

  • A. Đệm móng chân dày
  • B. Cho phép thân nhiệt tăng lên giảm sự mất nước
  • C. Lông bờm
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 23: Hormone glucagon chỉ có tác dụng làm tăng đường huyết, ngoài ra không có chức năng nào khác. Ví dụ trên cho thấy tính chất nào của hormone?

  • A. Tính đặc hiệu
  • B. Tính phổ biến
  • C. Tính đặc trưng cho loài
  • D. Tính bất biến

Câu 24: Trong phản xạ rụt tay khi chạm vào vật nóng thì trung tâm xử lý thông tin nằm ở đâu?

  • A. Bán cầu đại não
  • B. Tủy sống
  • C. Tiểu não
  • D. Trụ giữa

Câu 25: Biên độ co cơ có mối tương quan như thế nào với khối lượng của vật cần di chuyển?

  • A. Biên độ co cơ chỉ phụ thuộc vào khối lượng của vật cần di chuyển mà không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác
  • B. Biên độ co cơ không phụ thuộc vào khối lượng của vật cần di chuyển
  • C. Biên độ co cơ tỉ lệ thuận với khối lượng của vật cần di chuyển
  • D. Biên độ co cơ tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật cần di chuyển

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay