Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 sinh học 8 cánh diều (đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 (sinh học) cánh diều cuối kì 2 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 2 môn Sinh học 8 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án sinh học 8 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Khoảng thuận lợi là
A. khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng tự vệ của sinh vật.
B. khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng sinh sản của sinh vật.
C. khoảng các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
D. khoảng các nhân tố sinh thái đảm bảo tốt nhất cho một loài, ngoài khoảng này sinh vật sẽ không chịu đựng được.
Câu 2. Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho các hoạt động sinh lí của sinh vật.
B. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thể tồn tại được.
C. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
D. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài đều giống nhau.
Câu 3. “Quần xã là tập hợp các quần thể............, cùng sống trong một ...............”. Lựa chọn trả lời thích hợp.
A. cùng loài, không gian nhất định.
B. khác loài, không gian nhất định.
C. khác loài, ổ sinh thái.
D. khác nòi, không gian nhất định.
Câu 4. Mật độ của quần thể được xác định bằng số lượng cá thể sinh vật có ở
A. một khu vực nhất định.
B. một khoảng không gian rộng lớn.
C. một đơn vị diện tích.
D. một đơn vị diện tích hay thể tích.
Câu 5. Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật?
A. Một khu rừng.
B. Một hồ tự nhiên.
C. Một đàn chuột đồng.
D. Một ao cá.
Câu 6. Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc vào môi trường đới ôn hoà?
A. Rừng xích đạo.
B. Savan.
C. Rừng nhiệt đới ẩm.
D. Rừng cận nhiệt ẩm.
Câu 7. Những đặc điểm đều có ở quần thể người và các quần thể sinh vật khác là:
A. Giới tính, sinh sản, hôn nhân, văn hoá.
B. Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh và tử.
C. Văn hoá, giáo dục, mật độ, sinh và tử.
D. Hôn nhân, giới tính, mật độ.
Câu 8. Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi
A. nhóm đang sinh sản.
B. nhóm sau sinh sản.
C. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản.
D. nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản.
PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm).
a) Sinh quyển là gì? Nêu các thành phần của sinh quyển. Nêu mối quan hệ giữa sinh vật và các nhân tố vô sinh trong sinh quyển.
b) Khu sinh học biển được chia thành vùng ven bờ và vùng khơi. Vùng nào có thành phần sinh vật phong phú hơn?
Câu 2 (2 điểm). Quan sát hình sau và cho biết:
a) Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng.
b) Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật rừng?
c) Động vật rừng ảnh hưởng như thế nào tới thực vật?
d) Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra đối với các loài động vật? Tại sao?
Câu 3 (1 điểm). Hãy chứng minh rằng ở nước ta có hệ sinh thái nông nghiệp phong phú. Cần làm gì để bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái đó?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Môi trường và các nhân tố sinh thái | 1
| 1
| 2 | 1 | |||||||
2. Quần thể sinh vật | 1
| 1
| 1
| 3 | 1,5 | ||||||
3. Quần xã sinh vật | 1
| 1
| 2 | 1 | |||||||
4. Hệ sinh thái | 1 | 1 | 2 | ||||||||
5. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường | 1 | 1 | 1 | ||||||||
6. Khái quát về Sinh quyển và các khu sinh học | 1
| 1 ý | 1 ý | 1 | 1 | 3,5 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 ý | 2 | 1 | 2 | 1 ý | 1 | 8 | 3 | 11 | |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 1,0 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 10 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
CHƯƠNG 8. SINH THÁI | 3 | 7 | ||||
1. Môi trường và các nhân tố sinh thái | Nhận biết | Nêu được môi trường sống, nhân tố sinh thái. | 1 | C1 | ||
Vận dụng | Vận dụng được kiến thức, liên hệ thực tiễn. | 1 | C2 | |||
2. Quần thể sinh vật | Nhận biết | Nêu được khái niệm quần thể sinh vật. | 1 | C4 | ||
Thông hiểu | So sánh được kích thước của các quần thể. | 1 | C7 | |||
Vận dụng | Liên hệ việc bảo vệ quần thể sinh vật. | 1 | C8 | |||
3. Quần xã sinh vật | Nhận biết | Nhận biết khái niệm và các đặc trưng cơ bản của quần xã. | 1 | C3 | ||
Thông hiểu | Phân biệt được loài ưu thế và loài đặc trưng. | 1 | C5 | |||
4. Hệ sinh thái | Thông hiểu | Giải thích được sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái. | 1 | C2 | ||
5. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường | Vận dụng cao | Trình bày quan điểm của bản thân về ô nhiễm môi trường. | 1 | C3 | ||
CHƯƠNG 9. SINH QUYỂN | 1 | 1 | ||||
6. Khái quát về Sinh quyển và các khu sinh học | Nhận biết | Nêu được khái niệm khu sinh học. | 1 | 1 | C1a | C6 |
Vận dụng | Liên hệ khu sinh học biển. | 1 | C1b |