Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 sinh học 8 cánh diều (đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 (sinh học) cánh diều cuối kì 2 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 cuối kì 2 môn Sinh học 8 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án sinh học 8 cánh diều

PHÒNG GD & ĐT ……………….Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS……………….Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Hãy lựa chọn đáp án đúng về khái niệm môi trường.

A.   Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật.

B.   Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.

C.   Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh hoặc hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật.

D.   Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật.

Câu 2. Quần thể sinh vật là gì?

A.   Là tập hợp các cá thể khác loài cùng sinh sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

B.   Là tập hợp các cá thể cùng loài cùng sinh sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

C.   Là tập hợp các cá thể khác loài cùng sinh sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và không có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

D.   Là tập hợp các cá thể cùng loài cùng sinh sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và không có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

Câu 3. Tập hợp sinh vật nào dưới đây không phải là quần thể sinh vật tự nhiên?

A.   Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông.

B.   Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi.

C.   Các con sói trong một khu rừng.

D.   Các con ong mật trong một vườn hoa.

Câu 4. Trong các loại cây sau đây, cây nào thích nghi trong điều kiện ánh sáng yếu như dưới tán cây lớn hoặc trong vườn nhà có mái che?

A. Cây lá lốt.

B. Cây lúa.

C. Cây ngô.

D. Cây táo.

Câu 5. Ý nào sau đây đúng khi nói về thành phần của quần xã sinh vật?

A. Tập hợp các sinh vật cùng loài.

B. Tập hợp các cá thể sinh vật khác loài.

C. Tập hợp các quần thể sinh vật khác loài.

D. Tập hợp toàn bộ các sinh vật trong tự nhiên.

Câu 6. Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi

A.  nhóm đang sinh sản.

B.  nhóm sau sinh sản.

C. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản.

D.  nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản.

Câu 7. Trong quần xã rừng U Minh, tràm là loài

A. ưu thế.                      

B. đặc trưng.                 

C. chủ chốt.                  

D. ngẫu nhiên.

Câu 8. Sinh quyển là một quyển của Trái Đất có

A. toàn bộ thực vật sinh sống.

B. tất cả sinh vật, thổ nhưỡng.

C. toàn bộ sinh vật sinh sống.     

D. thực, động vật; vi sinh vật.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). a) Cân bằng tự nhiên là gì? Trình bày các nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên và một số biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên.

b) Bạn An cho rằng hạn chế gia tăng dân số là một trong những biện pháp giúp bảo vệ các nguồn tài nguyên và giảm ô nhiễm môi trường, em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Giải thích.

Câu 2 (2 điểm).  Quan sát hình sau và cho biết:

a) Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng.

b) Lá và cành cây mục là thức ăn của những sinh vật nào?

c) Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật rừng?

d) Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra đối với các loài động vật? Tại sao?

Câu 3 (1 điểm). Rừng ngập mặn là một trong những khu sinh học biển có vai trò vô cùng quan trọng trong tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay diện tích rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân. Em hãy nêu một số biện pháp đang được nước ta áp dụng để ngăn chặn tình trạng trên.


 

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘTổng số câu

 

Điểm số

        
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVD cao        
TNTLTNTLTNTLTNTLTNTL  
1. Môi trường và các nhân tố sinh thái

1

 

   

1

 

   2 1
2. Quần thể sinh vật

1

 

 

1

 

 

1

 

   3 1,5
3. Quần xã sinh vật

1

 

 

1

 

     2 1
4. Hệ sinh thái   1     12
5. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường 1 ý   1 ý   13
6. Khái quát về Sinh quyển và các khu sinh học

1

C8

      1111,5
Tổng số câu TN/TL41 ý2121 ý 18311
Điểm số2,02,01,02,01,01,001,04610
Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm     

 

 

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi  

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

   
CHƯƠNG 8. SINH THÁI37    
1. Môi trường và các nhân tố sinh tháiNhận biếtNêu được môi trường sống, nhân tố sinh thái. 1 C1
Vận dụngVận dụng được kiến thức, liên hệ thực tiễn. 1 C4 
2. Quần thể sinh vậtNhận biếtNêu được khái niệm quần thể sinh vật. 1 C2
Thông hiểuSo sánh được kích thước của các quần thể. 1 C3 
Vận dụngLiên hệ việc bảo vệ quần thể sinh vật. 1 C6 
3. Quần xã sinh vậtNhận biếtNhận biết khái niệm và các đặc trưng cơ bản của quần xã. 1 C5
Thông hiểuPhân biệt được loài ưu thế và loài đặc trưng. 1 C7 
4. Hệ sinh tháiThông hiểuGiải thích được sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái.1 C2 
5. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trườngNhận biếtNêu được các thông tin về cân bằng tự nhiên (khái niệm, nguyên nhân gây mất cân bằng và biện pháp duy trì, bảo vệ).1 C1a 
Vận dụngTrình bày quan điểm của bản thân về ô nhiễm môi trường.1 C1b  
CHƯƠNG 9. SINH QUYỂN11    
6. Khái quát về Sinh quyển và các khu sinh họcNhận biếtNêu được khái niệm khu sinh học. 1 C8
Vận dụngLiên hệ khu sinh học biển.1 C3  

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 sinh học 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay