Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 sinh học 8 cánh diều (đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 (sinh học) cánh diều cuối kì 2 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 cuối kì 2 môn Sinh học 8 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án sinh học 8 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Trong quần xã loài ưu thế là loài
A. có số lượng ít nhất trong quần xã.
B. có số lượng khá nhiều trong quần xã.
C. phân bố nhiều nơi trong quần xã.
D. có vai trò quan trọng trong quần xã.
Câu 2. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa
A. đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.
B. duy trì số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp.
C. giúp khai thác tối ưu nguồn sống.
D. đảm bảo thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn.
Câu 3. Các cá thể trong quần thể được phân chia làm các nhóm tuổi là
A. ấu trùng, giai đoạn sinh trưởng và trưởng thành.
B. trẻ, trưởng thành và già.
C. trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản.
D. trước giao phối và sau giao phối.
Câu 4. Hình thức phân bố cá thể theo nhóm trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống từ môi trường.
C. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
D. Tăng khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
Câu 5. Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới thường có kích thước các phần nhô ra như tai, đuôi, chi nhỏ hơn các phần tương ứng với các loài có họ hành gần gũi sống ở vùng xích đạo. Hiện tượng này phản ánh ảnh hưởng của nhân tố
A. nhiệt độ.
B. độ ẩm.
C. ánh sáng.
D. gió.
Câu 6. Cú và chồn đều săn mồi về đêm, đều bắt chuột làm thức ăn. Quan hệ giữa cú và chồn ở trong rừng thuộc mối quan hệ gì?
A. Ức chế cảm nhiễm.
B. Ký sinh.
C. Sinh vật này ăn sinh vật kia.
D. Cạnh tranh.
Câu 7. Ở tầng giữa của các khu sinh học nước mặn có các loài sinh vật nào phân bố?
A. Sinh vật phù du.
B. Sinh vật tự bơi.
C. Các loài cá lớn.
D. Sinh vật kí sinh.
Câu 8. Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
A. Vi sinh vật.
B. Động vật.
C. Thực vật.
D. Nhiệt độ.
PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm).
a) Chuỗi thức ăn là gì? Lấy 2 ví dụ về chuỗi thức ăn (Mỗi chuỗi thức ăn có ít nhất 3 loài sinh vật).Nhận xét về mối quan hệ giữa một mắt xích với mắt xích đứng trước và mắt xích đứng sau trong chuỗi thức ăn:
b) Quan sát hình sau và thực hiện các bài tập sau đây:
Hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ chấm của các chuỗi thức ăn sau:
- a. ………………….. → Chuột → ……………………..
- b. ………………….. → Bọ ngựa → .…………………….
- c. ………………….. → Sâu → ……………………..
- d. ………………….. → ………….. → ……………………..
Câu 2 (2 điểm). Quan sát hình sau, hãy nhận xét sự phân bố vùng theo vĩ độ và mức độ khô hạn của các khu sinh học trên cạn.
Câu 3 (1 điểm). Loài rùa biển đang bị săn lùng, khai thác lấy mai làm đồ mỹ nghệ, số lượng rùa còn lại rất ít, rùa thường đẻ trứng tại các bãi cát ven biển. Em hãy nêu một số biện pháp đang được nước ta áp dụng để ngăn chặn tình trạng trên.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Môi trường và các nhân tố sinh thái | 1
| 1
| 2 | 1 | |||||||
2. Quần thể sinh vật | 1
| 1
| 1
| 3 | 1,5 | ||||||
3. Quần xã sinh vật | 1
| 1
| 2 | 1 | |||||||
4. Hệ sinh thái | 1 ý
| 1 ý
| 1 | 3 | |||||||
5. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường | 1 | 1 | 1 | ||||||||
6. Khái quát về Sinh quyển và các khu sinh học | 1
| 1 | 1 | 1 | 2,5 | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 ý | 2 | 1 | 2 | 1 ý | 1 | 8 | 3 | 11 | |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 1,0 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 10 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
CHƯƠNG 8. SINH THÁI | 3 | 7 | ||||
1. Môi trường và các nhân tố sinh thái | Nhận biết | Nêu được môi trường sống, nhân tố sinh thái. | 1 | C8 | ||
Vận dụng | Vận dụng được kiến thức, liên hệ thực tiễn. | 1 | C5 | |||
2. Quần thể sinh vật | Nhận biết | Nêu được khái niệm quần thể sinh vật. | 1 | C3 | ||
Thông hiểu | So sánh được kích thước của các quần thể. | 1 | C4 | |||
Vận dụng | Liên hệ việc bảo vệ quần thể sinh vật. | 1 | C2 | |||
3. Quần xã sinh vật | Nhận biết | Nhận biết khái niệm và các đặc trưng cơ bản của quần xã. | 1 | C1 | ||
Thông hiểu | Phân biệt được loài ưu thế và loài đặc trưng. | 1 | C6 | |||
4. Hệ sinh thái | Nhận biết | Phát biểu được khái niệm Chuỗi thức ăn. Lấy được ví dụ minh họa. | 1 | C1a | ||
Vận dụng | Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học xác định các chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn. | 1 | C1b | |||
5. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường | Vận dụng cao | Trình bày quan điểm của bản thân về ô nhiễm môi trường. | 1 | C3 | ||
CHƯƠNG 9. SINH QUYỂN | 1 | |||||
6. Khái quát về Sinh quyển và các khu sinh học | Nhận biết | Nêu được khái niệm khu sinh học. | 1 | C7 | ||
Thông hiểu | Phân tích được đặc điểm sinh học của các khu sinh học trên cạn. | 1 | C2 |