Phiếu trắc nghiệm Sinh học 8 cánh diều Chủ đề 8, 9 (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 8,9 (P3). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 8+9: SINH THÁI – SINH QUYỂN

 

Câu 1: Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?

  • A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật.
  • B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người.
  • C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.
  • D. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

Câu 2: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi

  • A. Chúng là nơi ở của các sinh vật khác.
  • B. Các sinh vật khác có thể đến lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng.
  • C. Cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác.
  • D. Cơ thể chúng là nơi sinh sản của các sinh vật khác.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng với tháp tuổi dạng phát triển?

  • A. Đáy tháp rộng.
  • B. Số lượng cá thể trong quần thể ổn định.
  • C. Số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh.
  • D. Tỉ lệ sinh cao.

Câu 4: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?

  • A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.
  • B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.
  • C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
  • D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.

Câu 5: Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ

  • A. cộng sinh.                                                              
  • B. hội sinh.
  • C. ức chế – cảm nhiễm.                                              
  • D. kí sinh.

Câu 6: Chỉ số thể hiện mật độ cá thể của từng loài trong quần xã là

  • A. Độ đa dạng       
  • B. Độ nhiều
  • C. Độ thường gặp    
  • D. Độ tập trung

Câu 7: Lưới thức ăn là

  • A. Gồm một chuỗi thức ăn
  • B. Gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ sinh dưỡng với nhau
  • C. Gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung
  • D. Gồm ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên

Câu 8: Biểu hiện của cân bằng tự nhiên là

  • A. Trạng thái cân bằng của quần thể
  • B. Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã
  • C. Trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Đặc điểm của khu sinh học trên cạn đồng rêu đới lạnh là

  • A. Khí hậu vùng cực quanh năm băng giá, thời kì trời quang đãng và ấm áp rất ngắn
  • B. Thực vật chiếm ưu thế là các loài sống nơi ẩm ướt và lạnh như rêu, địa y,…
  • C. Động vật có các loài gấu trắng bắc cực, chim cánh cụt, tuần lộc, hươu,… và côn trùng
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Những hiểu biết về giới hạn sinh thái của sinh vật có ý nghĩa

  • A. đối với sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập vật nuôi
  • B. ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
  • C. trong việc giải thích sự phân bố của các sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
  • D. đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất, thuần hóa các giống vật nuôi

Câu 11: Mật độ của quần thể được xác định bằng số lượng cá thể sinh vật có ở

  • A. Một khu vực nhất định
  • B. Một khoảng không gian rộng lớn
  • C. Một đơn vị diện tích
  • D. Một đơn vị diện tích hay thể tích

Câu 12: Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã, từ dạng khởi đầu được thay thế bằng các quần xã khác nhau và cuối cùng dẫn đến một quần xã ổn định, được gọi là

  • A. Biến đổi số lượng cá thể sinh vật
  • B. Diễn thế sinh thái
  • C. Điều hoà mật độ cá thể của quần xã
  • D. Cân bằng sinh thái

Câu 13: Hãy chọn câu trả lời đúng về trật tự của các dạng sinh vật trong một chuỗi thức ăn? 

  • A. Sinh vật phân giải → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất
  • B. Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất → Sinh vật phân giải
  • C. Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật phân giải 
  • D. Sinh vật phân giải → Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ

Câu 14: Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là gì?

  • A. Do hoạt động của con người gây ra
  • B. Do 1 số hoạt động của tự nhiên (núi lửa, lũ lụt ...)
  • C. Do con người thải rác ra sông
  • D. Do hoạt động của con người gây ra và do 1 số hoạt động của tự nhiên

Câu 15: Kiểu thảm thực vật nào sau đây không thuộc vào môi trường đới ôn hoà?

  • A. Đài nguyên.
  • B. Rừng lá rộng.
  • C. Rừng lá kim.
  • D. Thảo nguyên.

Câu 16: Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật như thế nào?

  • A. Chỉ hoạt động vào lúc trước mặt trời mọc và lúc hoàng hôn.
  • B. Chủ yếu hoạt động vào ban ngày.
  • C. Chủ yếu hoạt động lúc hoàng hôn hoặc khi trời tối.
  • D. Có loài ưa hoạt động vào ban ngày, có loài ưa hoạt động vào ban đêm, có loài hoạt động vào lúc hoàng hôn hay bình minh.

Câu 17: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên

  • A. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ.         
  • B. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.
  • C. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái.             
  • D. tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định.

Câu 18: Quần xã rừng thường có cấu trúc nổi bật là

  • A. phân tầng thẳng đứng
  • B. phân tầng theo chiều ngang
  • C. phân bố ngẫu nhiên
  • D. phân bố đồng đều

Câu 19: Năm sinh vật là: Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây

  • A. Cỏ → châu chấu → trăn → gà rừng → vi khuẩn
  • B. Cỏ → trăn →châu chấu → vi khuẩn →gà rừng
  • C. Cỏ → châu chấu → gà rừng→ trăn →vi khuẩn
  • D. Cỏ → châu chấu → vi khuẩn → gà rừng → trăn

 

Câu 20: Những ví dụ nào sau đây thuộc biến động không theo chu kì?

(1) Đợt hạn hán vào tháng 3 năm 2016 khiến hàng trăm hecta cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên chết hàng loạt.

(2) Cứ sau 5 năm, số lượng cá thể châu chấu trên cánh đồng lại giảm xuống do nhiệt độ tăng lên.

(3) Số lượng cá thể tảo ở Hồ Gươm tăng lên vào ban ngày và giảm xuống vào ban đêm.

(4) Số lượng cá thể muỗi tăng lên vào mùa xuân nhưng lại giảm xuống vào mùa đông.

(5) Đợt rét đậm, rét hại tại miền Bắc những ngày trước tết Bính Thân đã làm chết hàng loạt trâu, bò của bà con nông dân thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc.

  • A. (2) và (5)
  • B. (1) và (2)
  • C. (1) và (5)
  • D. (3) và (4)

Câu 21: Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phân bố các thảm thực vật trên Trái Đất?

  • A. Sinh vật.
  • B. Địa hình.
  • C. Khí hậu.
  • D. Thổ nhưỡng.

Câu 22: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi… Tuy nhiên, nếu số lượng cá thể tăng lên quá cao sẽ dẫn đến

  • A. nguồn thức ăn trở nên khan hiếm.
  • B. nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể sẽ bị chết.
  • C. mật độ quần thể được điều chỉnh trở về mức cân bằng.
  • D. cả A, B, C đều đúng.

Câu 23: Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào thường có sự phân tầng mạnh nhất?

  • A. Quần xã rừng lá rộng ôn đới.
  • B. Quần xã đồng rêu hàn đới.
  • C. Quần xã đồng cỏ.
  • D. Quần xã đồng ruộng có nhiều loài cây

Câu 24: Một lưới thức gồm có 9 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

               

I. Có 15 chuỗi thức ăn.

II. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích.

III. Nếu loài K bị tuyệt diệt thì loài lưới thức ăn này có tối đa 7 loài.

IV. Nếu loài E bị con người đánh bắt làm giảm số lượng thì loài M sẽ tăng số lượng.

  • A. 4.
  • B. 2.
  • C. 1.
  • D. 3.

Câu 25: Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện

  • A. biến động theo chu kì ngày đêm.
  • B. biến động theo chu kì mùa.
  • C. biến động theo chu kì nhiều năm.
  • D. biến động theo chu kì tuần trăng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay