Phiếu trắc nghiệm Sinh học 8 cánh diều Chủ đề 7 (P7)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 7 (P7). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ NGƯỜI

Câu 1: Môi trường trong cơ thể có vai trò chính là ?

  • A. Giúp tế bào thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài.
  • B. Giúp tế bào có hình dạng ổn định
  • C. Giúp tế bào không bị xâm nhập bởi các tác nhân gây hại
  • D. Sinh tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào

Câu 2: Thu nhận hình ảnh, màu sắc của sự vật và hiện tượng, là chức năng của

  • A. Thị giác
  • B. Thính giác
  • C. Xúc giác
  • D. Vị giác

Câu 3: Thành phần nào dưới đây không nằm ở lớp bì?

  • A. Tuyến nhờn
  • B. Mạch máu
  • C. Sắc tố da
  • D. Thụ quan

Câu 4: Tuyến giáp có chức năng gì?

  • A. Tham gia điểu hoà calcium và phosphorus trong máu.
  • B. Tiết dịch tiêu hoá và tiết hormone.
  • C. Điều hoà đường huyết, muối sodium trong máu.
  • D. Tiết hormone sinh dục.

Câu 5: Bệnh AIDS lây truyền qua đường nào?

  • A. Đường máu           
  • B. Quan hệ tình dục không an toàn
  • C. Qua nhau thai
  • D. Cả A, B và C

Câu 6: Nước mô không bao gồm thành phần nào dưới đây? 

  • A. Huyết tương
  • B. Hồng cầu
  • C. Bạch cầu
  • D. Tiểu cầu

Câu 7:  Bộ phận ngoại biên gồm

  • A. Các hạch thần kinh
  • B. Các hạch thần kinh và dây thần kinh
  • C. Não
  • D. Não và tủy sống

Câu 8: Trung khu điều hòa sự tăng giảm của nhiệt độ cơ thể nằm ở đâu? 

  • A. Hạch thần kinh
  • B. Dây thần kinh
  • C. Tủy sống
  • D. Não bộ

Câu 9: Cấu trúc nào sau đây không thuộc tuyến trên thận?

  • A. Vỏ tuyến.
  • B. Tủy tuyến.
  • C. Màng liên kết.
  • D. Ống dẫn.

Câu 10: Bệnh giang mai gây hậu quả gì?

  • A. Gây tổn thương các phủ tạng (gan, tim, thận), có thể sinh quái thai hoặc con sinh ra mang các khuyết tật bẩm sinh.
  • B. Gây vô sinh do viêm nhiễm đường sinh dục.
  • C. Dễ tử vong vì các “bênh cơ hội” (mà cơ thể bình thường có thể chống đỡ dễ dàng), phá huỷ hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • D. Cả A và B

Câu 11: Cơ nào dưới đây ngăn cách khoang ngực và khoang bụng?

  • A. Cơ hoành
  • B. Cơ ức đòn chũm
  • C. Cơ liên sườn
  • D. Cơ nhị đầu

Câu 12: Tơ cơ có khả năng thay đổi gì?

  • A. Sự co, dãn của bắp cơ
  • B. Chiều dài và đường kính cuả bắp cơ
  • C. Tính đàn hồi của bắp cơ
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 13: Trong ống tiêu hoá ở người, dịch ruột được tiết ra khi nào?

  • A. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc dạ dày
  • B. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc ruột
  • C. Khi thức ăn chạm vào lưỡi
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 14: Thành phần nào dưới đây có ở cả máu và dịch bạch huyết?

  • A. Huyết tương
  • B. Bạch cầu
  • C. Tiểu cầu
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 15: Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng

  • A. dung tích sống của phổi.
  • B. lượng khí cặn của phổi.
  • C. khoảng chết trong đường dẫn khí.
  • D. lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp.

Câu 16: Nhịn đi tiểu lâu có hại vì

  • A. Dễ tạo sỏi thận và hạn chế hình thành nước tiểu liên tục.
  • B. Dễ tạo sỏi thận và có thể gây viêm bóng đái.
  • C. Hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái.
  • D. Dễ tạo sỏi thận, hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái.

Câu 17: Khi bụi vào mắt, ta thường dụi mắt làm mắt đỏ lên, bụi đã lọt vào phần nào của mắt? 

  • A. Màng giác
  • B. Màng cứng
  • C. Màng mạch
  • D. Màng lưới

Câu 18: Khi lao động nặng, cơ thể sẽ toả nhiệt bằng cách nào?

1. Dãn mạch máu dưới da

2. Run

3. Vã mồ hôi

4. Sởn gai ốc

  • A. 1, 3
  • B. 1, 2, 3
  • C. 3, 4
  • D. 1, 2, 4

Câu 19: Bệnh nào xuất hiện nếu tuyến giáp không tiết ra thyrosine?

  • A. Trẻ em chậm lớn.
  • B. Bệnh Basedow.
  • C. Người lớn trí nhớ kém.
  • D. Hệ thần kinh hoạt động giảm sút.

Câu 20: Vì sao chúng ta không nên mang thai khi ở tuổi vị thành niên?

  • A. Vì con sinh ra thường nhẹ cân và có tỉ lệ tử vong cao.
  • B. Vì mang thai sớm thường mang đến nhiều rủi ro như sẩy thai, sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
  • C. Vì sẽ ảnh hưởng đến học tập, vị thế xã hội và tương lai sau này.
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 21: Vi khuẩn Helicobacter pylori – thủ phạm gây viêm loét dạ dày – kí sinh ở đâu trên thành cơ quan này?

  • A. Lớp dưới niêm mạc
  • B. Lớp niêm mạc
  • C. Lớp cơ
  • D. Lớp màng bọc

Câu 22: Khi mạch máu bị nứt vỡ, loại ion khoáng nào dưới đây sẽ tham gia tích cực vào cơ chế hình thành khối máu đông?

  • A. Cl−     
  • B. Ca2+
  • C. Na +  
  • D. Ba2+

Câu 23: Loại khí nào dưới đây có ái lực với hồng cầu rất cao và thường chiếm chỗ oxy để liên kết với hồng cầu, khiến cơ thể nhanh chóng rơi vào trạng thái ngạt, thậm chí tử vong

  • A. N2
  • B. CO
  • C. CO2
  • D. N2O

Câu 24: Hoạt động lọc máu kém hiệu quả hay bị ngưng trệ do

  • A. Cầu thận phải làm việc quá tải, suy thoái dần.
  • B. Cầu thận bị suy giảm, làm việc quá tải hoặc bị nhiễm độc.
  • C. Một số cầu thận bị hư hại do tác động gián tiếp của vi khuẩn.
  • D. ảnh hướng của mổt số chất độc lên cầu thận.

Câu 25: Trong cấu tạo của da người, các sắc tố melanin phân bố ở đâu?

  • A. Tầng tế bào sống
  • B. Tầng sừng
  • C. Tuyến nhờn
  • D. Tuyến mồ hôi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay