Phiếu trắc nghiệm Sinh học 8 chân trời Bài 49: Thực hành: Điều tra thành phần quần xã sinh vật trong một hệ sinh thái

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 49: Thực hành: Điều tra thành phần quần xã sinh vật trong một hệ sinh thái . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 7. MÔI TRƯỜNG VÀ HỆ SINH THÁI

BÀI 49. THỰC HÀNH: ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN QUẦN XÃ SINH VẬT TRONG MỘT HỆ SINH THÁI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Thành phần không thuộc quần xã là

  1. Sinh vật phân giải
  2. Sinh vật tiêu thụ.
  3. Sinh vật sản xuất.
  4. Xác sinh vật, chất hữu cơ.

Câu 2: Thành phần thuộc quần xã là

  1. Sinh vật phân giải.
  2. Sinh vật tiêu thụ.
  3. Sinh vật sản xuất.
  4. Cả A, B và C.

Câu 3: Đặc trưng nào sau đây là của quần xã sinh vật?

  1. Kiểu tăng trưởng.
  2. Nhóm tuổi.
  3. Thành phần loài.
  4. Mật độ cá thể.

Câu 4: Khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Các quần xã sinh vật khác nhau nhưng có độ đa dạng giống nhau.
  2. Số lượng loài trong quần xã là một chỉ tiêu biểu thị độ đa dạng của quần xã đó.
  3. Quần xã có độ đa dạng cao khi có số lượng loài lớn và số cá thể của mỗi loài thấp.
  4. Mức độ đa dạng của quần xã không biểu thị sự ổn định hay suy thoái của quần xã.

Câu 5: Khẳng định nào sau đây không đúng?

  1. Mỗi quần xã thường có một số lượng loài nhất định, khác với quần xã khác.
  2. Các quần xã ở vùng ôn đới do có điều kiện môi trường phức tạp nên độ đa dạng loài cao hơn các quần xã ở vùng nhiệt đới.
  3. Tính đa dạng về loài của quần xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi, sự thay đổi môi trường vô sinh.
  4. Quần xã càng đa dạng về loài bao nhiêu thì số lượng cá thể của mỗi loài càng ít bấy nhiêu.

Câu 6: Trong quần xã sinh vật, loài có số lượng cá thể nhiều và hoạt động mạnh được gọi là.

  1. Loài đặc trưng
  2. Loài đặc hữu
  3. Loài ưu thế   
  4. Loài ngẫu nhiên

Câu 7: Loài ưu thế là loài

  1. Luôn có kích thước cá thể lớn hơn các cá thể của các loài khác trong quần xã sinh vật.
  2. Đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc hoạt động mạnh.
  3. Chỉ có ở một quần xã nhất định mà không có ở các quần xã khác.
  4. Chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn và vai trò quan trọng hơn loài khác.

Câu 8: Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến

  1. Trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.            
  2. Sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.    
  3. Sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã
  4. Sự điều chỉnh khả năng cạnh tranh của các loài trong quần xã.

Câu 9: Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Thực vật, một số vi khuẩn và động vật nguyên sinh là nhóm sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
  2. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ
  3. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật.
  4. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ

Câu 10: Hệ sinh thái là gì?

  1. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã
  2. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường sống của quần xã
  3. bao gồm quần xã sinh vật và con người
  4. bao gồm quần thể sinh vật và con người

Câu 11: Hệ sinh thái trên cạn chủ yếu gồm

  1. Hệ sinh thái rừng, sa mạc, hoang mạc và đồng cỏ
  2. Hệ sinh thái vùng ven bờ và hệ sinh thái vùng biển khơi
  3. Hệ sinh thái nước chảy và hệ sinh thái nước đứng
  4. Hệ sinh thái đô thị

Câu 12: Hệ sinh thái nước mặn chủ yếu gồm

  1. Hệ sinh thái rừng, sa mạc, hoang mạc và đồng cỏ
  2. Hệ sinh thái vùng ven bờ và hệ sinh thái vùng biển khơi
  3. Hệ sinh thái nước chảy và hệ sinh thái nước đứng
  4. Hệ sinh thái đô thị

Câu 13: Hệ sinh thái nước ngọt chủ yếu gồm

  1. Hệ sinh thái rừng, sa mạc, hoang mạc và đồng cỏ
  2. Hệ sinh thái vùng ven bờ và hệ sinh thái vùng biển khơi
  3. Hệ sinh thái nước chảy và hệ sinh thái nước đứng
  4. Hệ sinh thái đô thị

Câu 14: Đâu là hệ sinh thái nhân tạo?

  1. Bể cá cảnh
  2. Các khu đô thị
  3. Thành phố
  4. Cả A, B, C

Câu 15: Các hệ sinh thái trên Trái Đất được chia thành

  1. Các hệ sinh thái tự nhiên
  2. Các hệ sinh thái nhân tạo
  3. Các hệ sinh thái lớn
  4. Cả A và B

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Rừng mưa nhiệt đới là

  1. Một loài
  2. Một quần thể
  3. Một giới
  4. Một quần xã

Câu 2: Tất cả các loài sinh vật sống trong một đầm nước nông đang bị bồi cạn thuộc về một

  1. Quần xã sinh vật.
  2. Quần xã các loài sinh vật dị dưỡng.
  3. Nhóm sinh vật tiêu thụ.
  4. Nhóm sinh vật phân giải.

Câu 3: Trong quần xã sinh vật đồng cỏ loài ưu thế là

  1. cỏ
  2. trâu bò
  3. sâu ăn cỏ
  4. bướm

Câu 4: Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về

  1. giới động vật
  2. giới thực vật
  3. giới nấm
  4. giới nhân sơ (vi khuẩn)

Câu 5: Đơn vị sinh thái nào sau đây bao gồm cả nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh?

  1. Quần thể.
  2. Quần xã.
  3. Hệ sinh thái.
  4. Cá thể.

Câu 6: Vi khuẩn dị dưỡng, nấm thuộc nhóm

  1. Sinh vật phân giải
  2. Sinh vật tiêu thụ
  3. Sinh vật sản xuất
  4. Sinh vật tự dưỡng

Câu 7: Gà, vịt thuộc nhóm

  1. Sinh vật phân giải
  2. Sinh vật tiêu thụ
  3. Sinh vật sản xuất
  4. Sinh vật tự dưỡng

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Trong các đặc trưng sau, có bao nhiêu đặc trưng của quần xã sinh vật? 

(1) Mật độ cá thể. 

(2) Loài ưu thế 

(3) Loài đặc trưng 

(4) Nhóm tuổi

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 2: Giả sử trong rừng số lượng các loài chim phụ thuộc vào sự phân tầng của thực vật. Khu hệ sinh vật nào sau đây có số lượng loài chim nhiều nhất?

  1. Rừng rụng lá ôn đới.
  2. Rừng mưa nhiệt đới.
  3. Đồng cỏ ôn đới.

Câu 3: Giả sử trong rừng số lượng các loài chim phụ thuộc vào sự phân tầng của thực vật. Khu hệ sinh vật nào sau đây có số lượng loài chim ít nhất?

  1. Rừng lá kim.
  2. Rừng rụng lá ôn đới.
  3. Rừng mưa nhiệt đới.
  4. Đồng cỏ ôn đới.

Câu 4: Để giảm kích thước của quần thể ốc bươu vàng trong tự nhiên. Xét về mặt lí thuyết, cách nào trong số các cách nêu dưới đây đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất

  1. Thu nhặt, tiêu hủy càng nhiều ổ trứng của chúng càng tốt
  2. Tìm kiếm và tiêu diệt ở tuổi trưởng thành
  3. Nhân nuôi thiên địch (nếu có) và thả vào tự nhiên nơi có ốc bươu vàng sinh sống
  4. Hạn chế nguồn thức ăn của chúng

Câu 5: Để giảm mạnh kích thước quần thể chuột trong thành phố, cách nào trong số các cách sau đây sẽ đem lại hiệu quả cao nhất và kinh tế nhất

  1. Dùng hoá chất tẩm vào thức ăn để tiêu diệt tất cả các con chuột ở mọi lứa tuổi.
  2. Đặt bẫy để tiêu diệt càng nhiều càng tốt các con chuột đang ở độ tuổi sinh sản.
  3. Cho chuột ăn thức ăn chứa hoá chất để chúng không sinh sản được.
  4. Hạn chế tối đa nguồn thức ăn, chỗ ở của chúng.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Cho các nhóm sinh vật sau

(1). Thực vật có hạt trong các quần xã trên cạn 

(2). Cây tràm trong quần xã rừng U Minh 

(3). Bò rừng Bizông sống trong các quần xã ở đồng cỏ Bắc Mĩ 

(4). Cây cọ trong quần xã vùng đồi Phú Thọ 

(5). Cây lau, cây lách thường gặp trong các quần xã rừng mưa nhiệt đới 

Dạng sinh vật nào thuộc loài ưu thế?

  1. (5)
  2. (1), (3) và (5)
  3. (2), (4) và (5)
  4. (1) và (3)

Câu 2: Xét các sinh vật sau

  1. Nấm rơm.
  2. Nấm linh chi.
  3. Vi khuẩn hoại sinh
  4. Rêu bám trên cây.
  5. Dương xỉ.
  6. Vi khuẩn lam.

Có mấy loài thuộc nhóm sinh vật sản xuất?

  1. 5
  2. 2
  3. 4
  4. 3

--------------- Còn tiếp ---------------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay