Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 7 Bài 3 Đọc: Từ Cu-ba

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 7 Bài 3 Đọc: Từ Cu-ba. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI QUANH TA

BÀI 3: TỪ CU-BA

ĐỌC: TỪ CU-BA

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ Từ Cu-ba của tác giả nào?

  1. Tố Hữu
  2. Xuân Quỳnh
  3. Thúy Vy
  4. Đoàn Giỏi

Câu 2: Bài thơ Từ Cu-ba có mấy khổ?

  1. 5
  2. 4
  3. 6
  4. 2

Câu 3: Cu-ba là gì?

  1. Là một quốc gia ở Nam Phi, có một đảo lớn và một số đảo nhỏ xung quanh
  2. Là một quốc gia ở Bắc Mỹ, có một đảo lớn và một số đảo nhỏ xung quanh
  3. Là một quốc gia ở Nam Mỹ, có một đảo lớn và một số đảo nhỏ xung quanh
  4. Là một quốc gia ở Trung Mỹ, có một đảo lớn và một số đảo nhỏ xung quanh

Câu 4: Trong bài thơ Từ Cu-ba, nhân vật “anh” đến Cu-ba vào thời điểm nào?

  1. Buổi sáng
  2. Buổi chiều
  3. Buổi tối
  4. Buổi trưa

Câu 5: Thời tiết Cu-ba khi nhân vật “anh” đặt chân đến như thế nào?

  1. Nắng rực trời to và biển ngọc
  2. Đảo tươi một dải lụa đào bay
  3. Nắng gay gắt, chói chang và biển động
  4. A và B đúng

Câu 6: Khung cảnh Cu-ba được miêu tả bằng những chi tiết nào?

  1. Ong lạc đường hoa, rộn bốn phương
  2. Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương
  3. Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại
  4. A, B, C đúng

Câu 7: Cảm xúc của người viết như thế nào khi ngắm cảnh Cu-ba?

  1. Thất vọng, buồn chán
  2. Mải mê nhìn ngắm, đắm say
  3. Thờ ơ, lạnh lùng
  4. Xót xa, đồng cảm

Câu 8: Thân kè được nhắc đến trong khổ thơ thứ 3 là gì?

  1. Một loài xương rồng
  2. Một loài hoa
  3. Một loài cây họ cau
  4. Một loài cây họ đậu

Câu 9: Nhà thơ so sánh những cây kè với cái gì?

  1. Những nàng công chúa dự hội hè
  2. Những nàng thiếu nữ dự hội hè
  3. Những nàng tiên nga dự hội hè
  4. Những chàng trai dự hội hè

Câu 10: Khi ở Cu-ba, nhà thơ có cảm xúc gì khi nghĩ về đất nước ta?

  1. Nhớ vô cùng
  2. Thương vô cùng
  3. Buồn vô cùng
  4. Tức giận vô cùng

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Theo em, nhà thơ có tình cảm gì dành cho đất nước Cu-ba?

  1. Yêu quý, trân trọng
  2. Căm ghét
  3. Khinh bỉ
  4. Thờ ơ

Câu 2: Theo em, cuộc sống của con người ở đất nước Cu-ba như thế nào?

  1. Bình yên, hạnh phúc
  2. Khổ cực, bất hạnh
  3. Nghèo đói, bệnh tật
  4. A, B, C đều sai

Câu 3: Những nông sản nào được nhắc đến trong bài thơ?

  1. Mía đường, xoài, cam
  2. Mía đường, mít, mận
  3. Mía đường, xoài, ổi
  4. Mía đường, cóc, ổi

Câu 4: Qua bài thơ Từ Cu-ba, em thấy nông nghiệp của Cu-ba như thế nào?

  1. Nghèo nàn, không phát triển
  2. Phong phú các loại nông sản, rất phát triển, các loại cây trồng đang vào mùa thu hoạch
  3. Nông nghiệp mất mùa, các loại cây trồng đang bị sâu bệnh hại
  4. A, B, C đều đúng

Câu 5: Theo em, hình ảnh tóc xanh xõa bóng là miêu tả bộ phận nào của cây kè?

  1. Thân
  2. Rễ
  3. Hoa

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1:  Theo em, quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Cu-ba hiện nay như thế nào?

  1. Sâu sắc, gắn kết vững bền
  2. Chia rẽ, đối đầu
  3. Mâu thuẫn, căng thẳng
  4. Đoàn kết nhưng không bền vững

Câu 2: Đâu là đặc điểm tự nhiên của Cu-ba thích hợp cho canh tác, trồng trọt cây công nghiệp (mía, cà phê, cây ăn trái…)?

  1. Đất đai màu mỡ
  2. Khí hậu nhiệt đới ôn hòa
  3. Địa hình tương đối bằng phẳng
  4. A, B, C đều đúng

Câu 3: Theo em, vì sao Việt Nam và Cu-ba lại có mối quan hệ gắn kết bền chặt như vậy mặc dù cách xa nhau nửa vòng trái đất?

  1. Cùng có truyền thống hào hùng đấu tranh vì độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia
  2. Cùng có một mục tiêu kinh tế chung
  3. Cùng có một nguồn gốc tổ tiên
  4. Cùng có một tiếng nói

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Vì sao Việt Nam cần phải tạo dựng những mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với các nước khác?

  1. Vì mục tiêu phát triển kinh tế, mở ra những cơ hội hợp tác cho Việt Nam
  2. Vì chúng ta cần đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ ngoại giao
  3. Vì chúng ta cần giữa vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước
  4. A, B, C đều đúng

Câu 2: Theo em, đâu là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới?

  1. Tiếng Việt
  2. Tiếng Hàn
  3. Tiếng Anh
  4. Tiếng Trung

=> Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời chủ đề 7 bài 3: Từ Cu-ba

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay