Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 7 Bài 4 Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu câu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 7 Bài 4 Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu câu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI QUANH TA

BÀI 4: THẢO NGUYÊN BAO LA

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ DẤU CÂU

(20 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU) 

Câu 1: Dấu ngoặc đơn dùng để làm gì?

  1. Đánh dấu tên tác phẩm (cuốn sách, bài thơ, bài hát…) hoặc tài liệu
  2. Nối các từ ngữ trong một liên danh
  3. Thay thế cho dấu ngoặc kép
  4. Đánh dấu phần chú thích

Câu 2:  Dấu ngoặc kép dùng để làm gì?

  1. Đánh dấu tên tác phẩm (cuốn sách, bài thơ, bài hát…) hoặc tài liệu
  2. Nối các từ ngữ trong một liên danh
  3. Thay thế cho dấu gạch nối
  4. Liệt kê

Câu 3: : Dấu gạch ngang dùng để làm gì?

  1. Đánh dấu các ý liệt kê
  2. Nối các từ ngữ trong một liên danh
  3. Thay thế cho dấu gạch nối
  4. A và B đúng

Câu 4: Đoạn văn sau có bao nhiêu dấu ngoặc kép?

Nhân vật Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” là một cậu bé đáng thương. Cậu bé sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội và nhất là bà cô. Sau khi bố mất, mẹ đi làm ăn xa tận Thanh Hóa, Hồng phải sống cùng người cô độc ác. Bà cô muốn gieo rắc vào đầu cậu những hoài nghi để rồi “ruồng rẫy, căm ghét mẹ”.

  1. 1
  2. 3
  3. 5
  4. 2

Câu 5: Tìm những câu có chứa dấu gạch ngang (dấu -) trong đoạn văn sau

 Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:

- Cháu con ai?

- Thưa ông, cháu là con ông Thư.

  1. Cháu con ai?
  2. Thưa ông, cháu là con ông Thư.
  3. Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi
  4. A và B đúng

Câu 6: Đâu là ý sử dụng dấu gạch ngang để nối các từ trong một liên danh?

  1. Chuyến bay đến thành phố Pa-ri khởi hành lúc 2 giờ sáng
  2. Có rất nhiều thể loại âm nhạc khác nhau như:

- Nhạc rock

- Nhạc R&B

- Nhạc cách mạng

  1. Con sông ngầm trong hang Sơn Đoòng dài 2 ki-lô-mét
  2. Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng dài hơn 100 ki-lô-mét

Câu 7: Dấu gạch ngang trong những phần sau dùng để làm gì?

Thừa Thiên - Huế là một tỉnh giàu tiềm năng kinh doanh du lịch.

  1. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
  2. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
  3. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
  4. Nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 8: Dấu ngoặc đơn được dùng trong câu văn dưới đây có tác dụng gì?

Chiều dài của cầu là 1000 mét (kể cả phần cầu dẫn với chín nhịp dài và mười nhịp ngắm)

  1. Đánh dấu phần bổ sung thông tin
  2. Dùng để nối các từ trong một liên danh
  3. Dùng để dẫn một câu nói trực tiếp
  4. Đánh dấu phần giải thích nghĩa

Câu 9: Đâu là ý sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý liệt kê?

  1. Chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 2022 có cầu truyền hình nối bốn điểm Hà Nội – Thái Bình – Hải Phòng – Sơn La
  2. Tác dụng của táo đỏ:

- Tăng cường trí nhớ

- Hỗ trợ tim và huyết áp

- Chống ung thư

  1. Hang Sơn Đoòng thuộc vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
  2. Ma-lai-si-a là quốc gia thuộc khu vực châu Á

Câu 10: Dấu ngoặc kép trong câu văn dưới đây có tác dụng gì?

Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.

  1. Đánh dấu lời nói trực tiếp
  2. Đánh dấu tên các vở kịch
  3. Đánh dấu tên một bài thơ
  4. Đánh dấu tên tài liệu

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Câu 1: Dấu ngoặc kép trong ví dụ sau dùng để làm gì?

Nguyễn Dữ có “Truyền kì mạn lục” (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ của muôn đời), là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.

  1. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
  2. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
  3. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san
  4. Đáp án A và C đúng

Câu 2: Dòng nào dưới đây sử dụng dấu ngoặc kép

  1. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.
  2. Chiều dài của cầu là 1000 mét (kể cả phần cầu dẫn với chín nhịp dài và mười nhịp ngắm)
  3. Chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 2022 có cầu truyền hình nối bốn điểm Hà Nội – Thái Bình – Hải Phòng – Sơn La
  4. Tiếng trống của phía (lí trưởng) thúc gọi nộp thuế vẫn rền rĩ.

 

Câu 3: Dấu ngoặc kép được dùng trong câu văn dưới đây có tác dụng gì?

 Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”

  1. Đánh dấu phần giải thích
  2. Dùng để nối các từ trong một liên danh
  3. Dùng để dẫn một câu nói trực tiếp
  4. Không có tác dụng gì trong câu

Câu 4:  Đặt dấu ngoặc kép thích hợp vào câu văn sau

Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn: Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này.

  1. “Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn”: Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này
  2. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, “cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn: Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này”
  3. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn: “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này”
  4. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn: Thưa thầy, “sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này”

Câu 5: Đặt dấu ngoặc kép thích hợp vào câu văn sau

Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn Người giàu có nhất, đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi.

  1. Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn “Người giàu có nhất”, đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi.
  2. Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn Người giàu có nhất, đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, “bạn thân nhất của tôi”.
  3. Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn “Người giàu có nhất, đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi”.
  4. Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn Người giàu có nhất, đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là “cậu Long”, bạn thân nhất của tôi.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Câu 1: Dấu ngoặc đơn trong đoạn thơ dưới đây có tác dụng gì?

Lí Bạch (701 - 762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê Cam Túc; lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên).

  1. Đánh dấu tên một bài hát
  2. Dẫn lời nói trực tiếp
  3. Bổ sung thêm thông tin 
  4. Đánh dấu tên tài liệu

Câu 2: Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt?

Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày”, tiếng tên lính hầu thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc”, tiếng quan lớn truyền: “ừ”. Kẻ này “bát sách! Ăn”. Người kia “thất văn”!... “Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái; khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh.

  1. “Điếu, mày”
  2. “Dạ”, “Ừ”
  3. “Bẩm bốc”
  4. “bát sách! Ăn”, “thất văn”!... “Phỗng”

Câu 3: Ý nào nói đúng nhất tác dụng của dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau

Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

  1. Bổ sung thêm thông tin cho phần đứng trước
  2. Thuyết minh thêm thông tin cho phần đứng trước
  3. Giải thích cho phần đứng trước
  4. Cả A, B, C đều đúng

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Câu 1: Dấu gạch ngang khác dấu gạch nối như thế nào?

  1. Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
  2. Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
  3. Dấu gạch ngang được sử dụng nhiều hơn dấu gạch nối.
  4. A và B đều đúng.

Câu 2: Dòng nào dưới đây dùng dấu ngoặc kép để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật?

  1. “Nhà văn phải là người đi tìm gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người”  câu nói của Nguyễn Minh Châu
  2. Minh “cây hài” lớp 6B người lúc nào cũng bày trò để mọi người cười
  3. “Những ngày thơ ấu” của tác giả Nguyên Hồng chủ yếu chính là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình luôn bất hòa .
  4. Hạnh thoạt nghĩ: “Ngày mai chắc chắn sẽ vui lắm!” Bà nội nói với Hiếu rằng: “Cháu trai của bà giỏi lắm!”


 

=> Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời chủ đề 7 bài 4: Thảo nguyên bao la

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay