Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 7 Bài 5 Đọc: Biển và rừng cây dưới lòng đất

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 7 Bài 5 Đọc: Biển và rừng cây dưới lòng đất. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI QUANH TA

BÀI 5: BIỂN VÀ RỪNG CÂY DƯỚI LÒNG ĐẤT

ĐỌC: BIỂN VÀ RỪNG CÂY DƯỚI LÒNG ĐẤT

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài đọc Biển và rừng cây dưới lòng đất của tác giả nào?

  1. Ai-ma-tốp
  2. Giuyn Véc-nơ
  3. Thúy Vy
  4. Đoàn Giỏi

Câu 2: Câu chuyện Biển và rừng cây dưới lòng đất kể về ngày thứ bao nhiêu khi Brốc, Han và tác giả đi xuống lòng đất?

  1. Ngày thứ bốn mươi tám
  2. Ngày thứ bốn mươi chín
  3. Ngày thứ ba mươi tám
  4. Ngày thứ năm mươi tám

Câu 3: Vì sao Éc-xen lại nhắm mắt?

  1. Khi gặp một luồng ánh sáng
  2. Khi gặp ánh mặt trời
  3. Khi gặp một ánh điện bất ngờ
  4. A, B, C đều sai

Câu 4: Khi mở mắt ra, Éc-xen đã nhìn thấy điều gì?

  1. Rừng
  2. Suối
  3. Núi
  4. Biển

Câu 5: Cảnh Éc-xen giả nhìn thấy trong câu chuyện Biển và rừng cây dưới lòng đất như thế nào?

  1. Một làn nước rộng trải ra mênh mông quá tầm mắt
  2. Từng đợt sóng bay theo gió phả vào mặt tôi
  3. Bọt sóng nhẹ tung bay theo gió phả vào mặt tôi
  4. A, B, C đều đúng

Câu 6: Trong câu chuyện Biển và rừng cây dưới lòng đất, những khối núi đá được miêu tả như thế nào?

  1. Kéo dài in hình trên nền chân trời mù sương
  2. Gấp khúc in hình trên nền chân trời mù sương
  3. Kéo dài đến cuối con sông
  4. Rất ngắn

Câu 7: Trong câu chuyện Biển và rừng cây dưới lòng đất, vòm đá hoa cương được miêu tả như thế nào?

  1. Giống hệt một con suối óng ánh đổi màu chuyển động
  2. Giống hệt một vầng mây ngũ sắc đổi màu chuyển động
  3. Giống hệt một bầu trời với những đám mây óng ánh đổi màu chuyển động
  4. Giống hệt một bầu trời với những đám mây vàng óng ả

Câu 8: Trong câu chuyện Biển và rừng cây dưới lòng đất, vì sao Éc-xen có thể phóng tầm mắt ra tít ngoài khơi?

  1. Vì có ánh sáng mặt trời soi chiếu
  2. Vì được soi tỏ bằng thứ ánh sáng đặc biệt
  3. Vì tác giả mang theo chiếc kính viễn vọng
  4. Vì tác giả ở một nơi rất cao

Câu 9: Ánh sáng giúp Éc-xen phóng tầm mắt ra xa có đặc điểm như thế nào?

  1. Sắc sáng trắng và khô, chứng tỏ ánh sáng này do lửa mà ra
  2. Sắc sáng trắng và khô, chứng tỏ ánh sáng này do mặt trời mà ra
  3. Sắc sáng trắng và khô, chứng tỏ ánh sáng này do mặt trăng mà ra
  4. Sắc sáng trắng và khô, chứng tỏ ánh sáng này do điện mà ra

Câu 10: Trong câu chuyện Biển và rừng cây dưới lòng đất, mọi người đã nhìn thấy điều gì mà trên mặt đất không có?

  1. Rừng nấm khổng lồ
  2. Rừng cam tí hon
  3. Rừng thông khổng lồ
  4. Rừng hạt dẻ tí hon

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Theo em, loài cây mà Éc-xen nhìn thấy có gì khác với trên mặt đất?

  1. Nhỏ tí hon
  2. Tán cây tròn trĩnh như những chiếc dù
  3. Gió thổi mạnh nhưng vẫn im phăng phắc như như đã hóa đá
  4. B và C đúng

Câu 2: Đâu không phải sự vật mà Éc-xen và mọi người nhìn thấy dưới lòng đất?

  1. Khối núi đá
  2. Vòm đá hoa cương
  3. Rừng nấm
  4. Những con sông lớn

Câu 3: Những loài cây dưới lòng đất trong câu chuyện Biển và rừng cây dưới lòng đất có đặc điểm gì?

  1. Mọc riêng rẽ
  2. Mọc thành từng nhóm
  3. Mọc thưa thớt
  4. Héo úa, đang tàn lụi

Câu 4: Câu văn nào trong câu chuyện Biển và rừng cây dưới lòng đất thể hiện rõ tác giả dựa vào kiến thức khoa học?

  1. Khả năng chiếu sáng, sự khuếch tán, sắc sáng trắng và khô, sự tăng nhiệt độ,... tất cả chứng tỏ ánh sáng này thuần túy do điện mà ra.
  2. Không tài nào tưởng tượng nổi, tội ngắm nhìn, ngẫm nghĩ, chiêm ngưỡng mà trong lòng thấy sửng sốt và kinh hãi!
  3. Tán cây tròn trĩnh như những chiếc dù.
  4. Vòm đá hoa cương treo trên đầu tôi giống hệt một bầu trời với những đám mây óng ánh đổi màu chuyển động.

Câu 5: Đâu là những hình ảnh so sánh để miêu tả cảnh vật được sử dụng trong câu chuyện Biển và rừng cây dưới lòng đất?

  1. Vòm đá hoa cương trên đầu tôi giống hệt một bầy trời với những đám mây óng ánh đổi màu chuyển động
  2. Tán cây tròn trĩnh như những chiếc dù
  3. Tán cây vẫn im phăng phắc như đã hóa đá
  4. A, B, C đều đúng

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Trí tưởng tượng phong phú của tác giả thể hiện ở việc miêu tả cảnh nào?

  1. Cảnh vòm đá hoa cương của chiếc hang rộng mênh mông
  2. Cảnh những loài cây cao lớn mọc thành từng nhóm
  3. Cảnh từng đợt sóng theo nhau xô lên bãi cát vàng mịn.
  4. Cảnh khối núi đá kéo dài in hình trên nền chân trời mù sương

Câu 2: Theo em, những chuyến đi thám hiểm của các nhà khoa học có mục đích gì?

  1. Tìm kiếm kho báu
  2. Khám phá những vùng đất mới để tìm hiểu về văn hóa, tôn giáo…
  3. Khám phá khoa học về vùng đất đó để phục vụ nghiên cứu
  4. B và C đúng

Câu 3: Đâu là nhận xét đúng về cách viết của tác giả trong trong câu chuyện Biển và rừng cây dưới lòng đất?

  1. Sử dụng nhiều chi tiết thần kì, hoang đường, không có thực
  2. Sử dụng nhiều cảnh tượng mang yếu tố thần linh, siêu nhiên
  3. Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, nhưng có cơ sở khoa học
  4. Tạo ra tình huống li kì chỉ có trong truyện thần thoại, truyền thuyết

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Theo em, việc đi thám hiểm sẽ mang đến lợi ích nào cho con người?

  1. Học được nhiều điều thú vị, khám phá những thứ mới lạ
  2. Rèn luyện bản lĩnh, sự dũng cảm
  3. Khiến con người mệt mỏi hơn
  4. A và B đúng

Câu 2: Theo em, đâu là ý nghĩa của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”?

  1. Thế giới rộng lớn, khi chúng ta kiên trì đi khám phá và tìm hiểu, ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích và thú vị
  2. Chỉ cần biết một điều là đủ
  3. Không cần phải đi khám phá, tìm hiểu vì ở một chỗ cũng học được
  4. Chỉ cần đi một ngày để học hỏi

=> Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời chủ đề 7 bài 5: Biển và rừng cây dưới lòng đất

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay