Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 8 Bài 3 Viết: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn miêu tả con vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 8 Bài 3 Viết: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn miêu tả con vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: VÒNG TAY THÂN ÁI

BÀI 3: NÀNG TIÊN ỐC

VIẾT: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHO BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT

(15 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Năng lực nào được bộc lộ rõ nhất trong văn miêu tả?

  1. Quan sát
  2. Liên tưởng
  3. Tưởng tượng
  4. Lắng nghe

Câu 2: Khi miêu tả con vật trong tự nhiên, em dùng giác quan nào để quan sát miêu tả?

  1. Thị giác
  2. Vị giác
  3. Thính giác
  4. A và C đúng

Câu 3: Nhận xét không đúng về vai trò và đặc điểm chính của văn miêu tả?

  1. Giúp hình dung được những đặc điểm nổi bật của một sự vật, sự việc con người
  2. Làm hiện ra trước mắt những đặc điểm nổi bật của một sự vật, sự việc, con người
  3. Bộc lộ rõ năng lực quan sát của người viết
  4. Bộc lộ rõ tâm trạng của người, vật được miêu tả

Câu 4. Đoạn văn dưới đây miêu tả con trâu ở đâu?

Hôm nay trên đường đi học về em đã thấy bác Năm đang cày ruộng, bên cạnh là chú trâu to lớn, đen bóng. Con trâu nhà bác Năm hôm nay đã được ăn no bụng để đi cày, bụng nó căng khiến cho thân hình nó đẫy đã, chắc khỏe và bóng bẩy.

  1. Vườn nhà
  2. Ngoài ruộng
  3. Trường rừng
  4. Rạp xiếc

Câu 5: Đoạn văn dưới đây miêu tả đặc điểm gì của con vật?

Lợn là loài vật hiền lành có chút lười biếng, ngoài những lúc đói lợn cất tiếng kêu thì phần lớn thời gian chúng đều ngủ và nằm im trong chuồng.

  1. Hình dáng
  2. Thói quen
  3. Tính cách
  4. B và C đúng

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Nhà em có nuôi một chú mèo rất dễ thương và xinh xắn , chú có tên gọi là "Miu". Miu là loại lai mèo rừng nên có vóc dáng khá to, thân dài cỡ nửa mét, cao đến đầu gối em. Bộ lông xanh xám vằn vện, làm nối bật đôi mắt sáng xanh như ánh sáng laser. Đầu chú to cỡ trái cam sành, hai tai dỏng thẳng đứng luôn động đậy nghe ngóng. Chiếc mũi phơn phớt hồng với hàng râu hai bên. Nhờ hai hàng râu cảm ứng ấy mà mèo không bao giờ bị kẹt trong hốc như loài chó. Gương mặt ngái ngủ khi ngáp trông mới đáng sợ với hai hàng răng sắc nhọn và chiếc lưỡi dài thè ra hệt như lưỡi cọp. Thân Miu thon gọn, bốn chân có đệm thịt bên dưới giấu móng vuốt sắc vào trong. Miu di chuyển nhẹ nhàng, không phát ra tiếng động dù phải nhảy từ trên cao xuống. Em đã nhiều lần chứng kiến cuộc "rượt đuổi" của con mèo với lũ chuột, và lần nào nó cũng là người thắng, ấn tượng nhất là lần nó rình bắt chuột trong bếp. Miu là một con mèo mướp với bộ lông vàng pha trắng rất mượt, nó có đôi mắt màu xanh biếc sáng rực, bộ ria mép dài cong vút. Đang nằm cuộn mình trong chiếc hộp giấy, nghe thấy tiếng động trong bếp, mèo ta liền đứng phắt dậy, dựng đuôi lên và nhanh như cắt lao thẳng vào bếp, đôi mắt to tròn như hai viên bi ve láo liên nhìn xung quanh. Rồi như đã định hình được vị trí của con chuột, nó cẩn thận, rón rén từng bước, những ngón chân bé nhỏ, êm như nệm nhung giúp nó đi không tạo ra bất cứ âm thanh gì, lặng lẽ tiến gần đến chỗ con chuột. Chắc hẳn con chuột đang nằm trong khe tủ, con mèo không thể chui vào nhưng con chuột bắt buộc phải chui ra, thế là con mèo nằm im ở đó rình con chuột chui ra. Rồi con chuột đã mắc bẫy, nó tưởng mèo đã đi nên thò ra ngoài, mèo ta nhanh chân dùng móng vuốt vồ lấy, con chuột đã nằm gọn trong răng nanh và móng vuốt của mèo.

 

Câu 1: Người viết đã quan sát hoạt động nào của con vật trong đoạn văn trên?

  1. Đuổi bắt chuột
  2. Đuổi bắt kẻ trộm
  3. Canh gác nhà
  4. Cứu hộ, cứu nạn

Câu 2: Khi thực hiện hoạt động, đặc điểm hình dáng nào của con mèo là đáng chú ý nhất?

  1. Đôi mắt
  2. Cách di chuyển nhẹ nhàng, khéo léo
  3. Bộ lông
  4. Móng vuốt

 

Câu 3: Cách người viết đã quan sát, miêu tả hoạt động của con vật như thế nào?

  1. Tỉ mỉ, chi tiết
  2. Qua loa, hời hợt
  3. Chung chung, bao quát
  4. A, B, C đều sai

Câu 4: Đoạn văn trên dùng những từ ngữ gợi tả nào để miêu tả hoạt động của con vật?

  1. Rón rén
  2. Cẩn thận
  3. Nhanh như cắt
  4. A, B, C đều đúng

Câu 5: Cách miêu tả hoạt động của con mèo trong đoạn văn trên có tác dụng gì?

  1. Con mèo hiện lên chân thực, sinh động hơn
  2. Con mèo hiện lên mờ nhạt, khó hình dung
  3. Không có tác dụng gì
  4. A, B, C đều sai

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Đâu là chi tiết không phù hợp khi miêu tả một chú chó?

  1. Nhà con nuôi rất nhiều động vật nhưng con yêu thích nhất vẫn là chú cún Bông Bông. Bông Bông là món quà mà mẹ vừa tặng cho con vào sinh nhật vừa rồi.
  2. Vừa về đến nhà đã thấy bóng dáng Bông Bông chạy lon ton trong nhà. Con cũng vội vàng lớn tiếng gọi “Bông Bông”. Chú cún chạy lại và bắt đầu cọ cọ bộ lông trắng như cục bông vào tay con. Bông Bông là chú cún con đã nuôi được mấy tháng nay, con rất thích và yêu quý Bông Bông.
  3. Nhà con có rất nhiều động vật nhưng con yêu quý nhất vẫn là Mi Mi. Mi Mi là chú mèo con con mới nhận nuôi cách đây hai tháng.
  4. Chó là động vật trung thành nhất đối với con người, chúng có thể ngày ngày bầu bạn, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với con người. Con cũng có một chú cún như vậy. Micky là chú chó nhà con nhận nuôi từ Hội bảo vệ động vật cách đây đã được nửa năm.

Câu 2: Đâu là chi tiết miêu tả hình dáng của một chú chó mà con có thể sử dụng?

  1. Bộ lông màu trắng, tròn vo mỗi lúc lon ton chạy là con lại cảm giác giống như có một cục bông đang lăn.
  2. Đôi mắt màu đen, long lanh như hòn bi ve.
  3. Chiếc mào màu đỏ sẫm cân xứng giữa đầu càng tô điểm lên sự kiêu ngạo và uy quyền của chú ta.
  4. A và B đúng

Câu 3: Đâu là chi tiết con có thể sử dụng khi miêu tả đặc điểm hoạt động của một chú chó?

  1. Cứ mỗi sáng sớm, chú ta lại nhảy lên một cái gò cao rồi cất tiếng gáy đầy kiêu hãnh báo hiệu một ngày mới đến.
  2. Đêm đến, Micky sẽ là người dũng sĩ quả cảm canh giấc ngủ cho cả nhà.
  3. Mi Mi là một tay săn chuột thiên tài, đôi tay, bộ râu, chiếc mũi của chú sinh ra dường như là để phát hiện ra lũ chuột.
  4. A và B đúng

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1, 2.

Tôi khệ nệ bưng xô thức ăn đến bên chuồng. Cái thành chuồng cao tám tấc đối với tôi không phải là thấp. Chú lợn thấy xô thức ăn càng la hét nhiều hơn. Cái mũi đánh hơi khịt khịt, nhúc nha nhúc nhích trông thật tức cười. Đôi mắt ti hí cứ nhìn chằm chằm vào xô thức ăn. Thật là xấu nết. Tôi thầm rủa nó như vậy. Khi thức ăn được đổ vào máng, chú ta liền sục ngay cái mõm của mình vào, ngập đến gần hai con mắt. Miệng táp phầm phập, đuôi ngoe nguẩy và cái mõm háu ăn không ngừng hoạt động. Nước cám sục ra từ hai lỗ mũi tròn vo tạo thành những bong bóng bé xíu trong máng. Khi thức ăn đã cạn, chú ta ngước mắt nhìn tôi, đuôi ve vẩy tỏ vẻ đầy thiện cảm. Mặc dầu mới làm quen với nhau hơn một tháng, tôi đã biết rất rõ tính nết con Đại Bạch này. Hắn lại muốn xin thêm nữa đấy. Tôi dốc hết phần thức ăn còn lại vào máng. Lần này, hắn ta không ăn vội mà nhìn tôi có vẻ cám ơn. Giải quyết xong phần còn lại, chú ta cọ cọ lưng vào thành chuồng gãi ngứa rồi ngả người xuống lim dim mắt ngủ.

 

Câu 1: Người viết kết hợp miêu tả hoạt động của con vật với miêu tả điều gì trong đoạn văn trên?

  1. Thái độ
  2. Cái đuôi
  3. Thói quen
  4. Đôi mắt

Câu 2: Theo em, những hình ảnh so sánh, nhân hóa trong đoạn văn miêu tả hoạt động của con lợn có tác dụng gì?

  1. Giúp cho cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn hơn
  2. Giúp con vật hiện lên chân thực, gần gũi hơn
  3. Giúp bài viết ngắn gọn, dễ hiểu hơn
  4. A và B đúng

=> Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời chủ đề 8 bài 3: Nàng tiên Ốc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay