Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 1 Luyện từ và câu: Câu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1 Luyện từ và câu: Câu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG

BÀI 1

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÂU

(15 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (6 CÂU) 

Câu 1: Câu là gì? 

  1. Là một tập hợp các từ để diễn tả thành câu nói hoàn chỉnh, trọn vẹn
  2. Là tập hợp các chữ cái tạo thành câu, thức hiện trong một mục đích nói năng nào đó.
  3. Là tập hợp từ, thường diễn tả một ý trọn vẹn và được sắp xếp theo một trật tự hợp lí.
  4. Là tập hợp từ có ngữ điệu và dùng để thực hiện một chức năng nào đó

Câu 2: Dấu hiệu để nhận biết câu là gì?

  1. Chữ cái đầu phải viết hoa. Cuổi câu phải có dấu kết thúc câu.
  2. Câu đều thể hiện mục địch nói và một chức năng giao tiếp nào đó.
  3. Đều thông qua ngôn ngữ của lời nói để nhận biết.
  4. Đều thể hiện những ý tưởng nào đó về những mối quan hệ có liên quan.

Câu 3: Câu nào dưới đây là câu hỏi?

  1. Nam dẫn bà cụ sang đường.
  2. Bà muốn sang đường phải không ạ?
  3. Nam và bà cụ.
  4. Cảm ơn cháu nhé!

Câu 4: Đoạn văn dưới đây có mấy câu?

Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. Chú có cái mũi rất dài. Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khóa vàng để mở một kho báu.

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 6

Câu 5: Câu nào dưới đây là câu cầu khiến?

  1. Đôi bạn cười hề hề.
  2. “Sút! Sút đi!”.
  3. Cỏ sân ta vàng óng.
  4. Hôm nay trời rất nắng.

Câu 6: Câu nào dưới đây là câu cảm thán?

  1. Cậu có thể giúp mình mở của được không?
  2. Than ôi! Sao số cụ lại khổ thế này.
  3. Anh nên đi sớm đi thì hơn.
  4. Mặt trời đỏ rựa như một quả cầu lửa.

Câu 7: Dòng nào chưa phải là câu?

  1. Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc
  2. Trường tôi vừa được xây dựng khang trang
  3. Chiếc quạt quay suốt ngày đêm
  4. Con đường làng rợp mát bóng cây
  1. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Câu nào dưới đây dùng dấu hỏi chưa đúng?

  1. Nhà bạn ở đâu?
  2. Vì sao hôm qua bạn nghỉ học?
  3. Hãy giữ trật tự?
  4. Một tháng có bao nhiêu ngày hả chị?

Câu 2: Câu nào dưới đây dùng dấu phẩy chưa đúng?

  1. Mùa thu, tiết trời mát mẻ
  2. Từng đàn kiến đen, kiến vàng hành quân đầy đường.
  3. Nam thích đá cầu, cờ vua.
  4. Hoa huệ hoa lan, tỏa hương thơm ngát.

Câu 3: Câu kể hay câu trần thuật được dùng để:

  1. Nêu điều chưa biết cần được giải đáp
  2. Kể, thông báo, nhận định, miêu tả về một sự vật, một sự việc
  3. Nêu yêu cầu, đề nghị với người khác
  4. Bày tỏ cảm xúc của mình về một sự vật, một sự việc

Câu 4: Câu: “Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!” là loại câu gì?

  1. Câu kể
  2. Câu hỏi
  3. Câu cảm
  4. Câu khiến

Câu 5: Trong các câu sau, câu nào là câu đơn:

  1. Chôm chôm, xoài tương, xoài cát mọc chen nhau.
  2. Tiếng mưa êm, sợi mưa đều như dệt.
  3. Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuốt; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá , đơm tép,...
  4. Anh tôi cầm dây diều chạy trước còn tôi lịch bịch chạy theo sau.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Sắp xếp các từ ngữ dưới đây thành một câu hoàn chỉnh: “hè /em /về /Nghỉ /ông bà /quê /thăm / nội”.

  1. Ông bà nội nghỉ hè thăm em.
  2. Nghỉ hè ông bà nội em thăm
  3. Em về quê thăm ông bà nội nghỉ hè.
  4. Nghỉ hè em về quê thăm ông bà nội.

Câu 2: Hoàn thành từ còn thiếu trong câu sau: “Nhà cửa đã được dọn dẹp [...]”

  1. gọn gàng, sạch sẽ
  2. đầy đủ, thoáng mát
  3. tĩnh lặng, yên ắng
  4. rỗng rãi, sáng bóng

Câu 3: Thêm một vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép: “Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn ...”

  1. “...nhân hậu, thật thà là người anh”
  2. “...tốt bụng và nhân hậu”
  3. “...giàu có”
  4. “...người anh thì tham lam, xảo quyệt”
  1. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1:

Nối các cụm từ sau để tạo thành câu hoàn chỉnh:

1. Em đã học xong bài của

a) em học môn Toán và tiếng Việt

2. Hôm nay

b) ngày hôm qua

3. Em cần chuẩn bị bài của

c) em lên lớp 3

4. Năm sau

d) ngày mai

  1. 1-d; 2-b; 3-c; 4-a
  2. 1-b; 2-a; 3-d; 4-c
  3. 1-a; 2-c; 3-b; 4-d
  4. 1-c; 2-d; 3-a; 4-b

 

=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối bài 1: Hải Thượng Lãn Ông

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay