Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 12 Đọc: Chàng trai làng Phù Ủng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12 Đọc: Chàng trai làng Phù Ủng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

BÀI 12

ĐỌC: CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG

(18 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Chàng trai trong truyện “Chàng trai làng Phù Ủng” có tên là?

  1. Phạm Ngũ Lão
  2. Trần Hưng Đạo
  3. Nguyễn Trãi
  4. Nguyễn Huệ

Câu 2: Truyện có những nhân vật nào?

  1. Phạm Ngũ Lão
  2. Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo
  3. Phạm Ngũ Lão, những người lính.
  4. Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo, những người lính.

Câu 3: Từ nhỏ, Phạm Ngũ Lão là người như thế nào?

  1. Nổi tiếng là thư sinh giỏi thư pháp và làm thơ, từ bé đã rất thông minh.
  2. Nổi tiếng là người thông minh, văn võ song toàn, chí khí khác thường.
  3. Khôi ngô, tuấn tú, tài giỏi đỗ làm quan triều đình.
  4. Có sức khỏe cường tráng và võ nghệ phi thường.

Câu 4: Hoàn cảnh ra gia đình Phạm Ngũ Lão ra sao?

  1. gia đình làm quan
  2. gia đình là địa chủ
  3. gia đình nông dân nghèo
  4. gia đình làm chài lưới

Câu 5: Khi quân lính dẹp đường đi qua thấy Phạm Ngũ Lão đang làm gì?

  1. Nằm ngủ
  2. Ngồi đan sọt
  3. Ngồi đọc sách
  4. Ngồi chăn trâu

Câu 6: Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt ở đâu?

  1. dưới con đò
  2. trên yên ngựa
  3. dưới gốc cây
  4. bên vệ đường

Câu 7: Câu chuyện xảy ra ở đâu?

  1. Làng Phù Ủng
  2. Kinh đô Thăng Long
  3. Kinh đô Hoa Lư
  4. Trên sông Bạch Đằng

Câu 8: Vị vương hầu trong truyện là ai?

  1. Ngô Quyền
  2. Nguyễn Huệ
  3. Nguyễn Trãi
  4. Trần Hưng Đạo

Câu 9: Trần Hưng Đạo và Phạm Ngũ Lão đã trò chuyện thế nào?

  1. Trần Hưng Đạo hỏi mấy câu về binh thư thì thấy Phạm Ngũ Lão ứng đáp rất trôi chảy.
  2. Trần Hưng Đạo và Phạm Ngũ Lão đã có cuộc bàn giao tác chiến về việc tham gia đánh giặc
  3. Trần Hưng Đạo cho phép Phạm Ngũ Lão tham gia quân lính của mình để đi ra chiến trường
  4. Trần Hưng Đạo đã mới Phạm Ngũ Lão về kinh đô huấn luyện thành võ sĩ

Câu 10: Trận đánh nào Phạm Ngũ Lão cũng giành chiến thắng nên được gọi là?

  1. viên hổ tướng họ Phạm
  2. vị tướng kiệt xuất
  3. vị tướng bách chiến bách thắng
  4. vị tướng văn võ song toàn
  1. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Chuyện gì xảy ra với Phạm Ngũ Lão khi Trần Hưng Đạo và quân lính đi qua?

  1. Phạm Ngũ Lão bị quân lính dẹp đường lấy giáo đâm vào đùi nhưng ông vẫn ngồi yên.
  2. Phạm Ngũ Lão bị xua đổi, thậm chí còn bị đánh bầm dập
  3. Phạm Ngũ Lão xin được tham gia vào đội quan để đánh giặc và được đồng ý
  4. Phạm Ngũ Lão ngồi gọn vào một gốc cây khi Trần Hưng Đạo và quân lính đi qua

Câu 2: Vì sao Phạm Ngũ Lão bị quân lính lấy giáo đâm vào đùi nhưng ông vẫn ngồi yên?

  1. Vì Phạm Ngũ Lão không biết đau là gì.
  2. Vì Phạm Ngũ Lão mải nghĩ mấy câu trong binh thư nên không để ý.
  3. Vì Phạm Ngũ Lão bị câm và bị điếc nên khó mà có thể kêu lên được.
  4. Vì Phạm Ngũ Lão mải đan sọt nên không biết mình đã bị đâm vào đùi.

Câu 3: Tại sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô?

  1. Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô vì chàng trai là người có mong muốn đi đánh giặc.
  2. Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô vì biết chàng trai muốn giúp triều đình đánh giặc Nguyên Mông.
  3. Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô vì cảm mến chàng trai là người tài, có lòng yêu nước, muốn giúp triều đình đánh giặc Nguyên Mông.
  4. Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô vì quân lính triếu đình đang thiếu nhân lực.

Câu 4: Phạm Ngũ Lão được coi là hiền tài, vậy theo em hiểu “hiền tài” là gì?

  1. Là người có đạo đức, dũng cảm, ý chí.
  2. Là người võ nghệ cao siêu, sức khỏe cường tráng.
  3. Là người thông minh, hiền lành, chăm chỉ.
  4. Là người tài cao, học rộng và có đạo đức.

Câu 5: Phạm Ngũ Lão có những đóng góp gì cho đất nước?

  1. Phạm Ngũ Lão trở thành quan to trong chiều đình, giúp vua lên kế sách đánh giặc.
  2. Phạm Ngũ Lão trở thành quân lính trunh thành, tham gia chiến trường.
  3. Phạm Ngũ Lão trở thành vị tướng kiệt xuất, lập được nhiều chiến công, hai lần đánh tan giặc Nguyên, uy danh của ông khiến kẻ thù khiếp sợ và khâm phục.
  4. Phạm Ngũ Lão được vua quan tin tưởng vào tài sách lược, có công xây dựng đất nước.

III. VẬN DỤNG (02 CÂU)

Câu 1: Dựa vào nội dung câu chuyện, tìm thẻ chữ nêu kết quả phù hợp với thẻ chữ nêu nguyên nhân

Nguyên nhân

Kết quả

1. Vì Phạm Ngũ Lão có tài, có đức

a. nên ông có cơ hội bộc lộ tài năng của mình.

2. Vì được khổ luyện ở kinh đô.

b. nên ông được gọi là “vị tướng bách chiến bách thắng”

3. Vì ông hai lần đánh tan giặc Nguyên

c. nên ông được mời về kinh đô

4. Vì trận đánh nào ông cũng giành chiến thắng

d. nên kẻ thù vô cùng khiếp sợ uy danh của ông

  1. 1-d; 2-b; 3-c; 4-a
  2. 1-b; 2-c; 3-a; 4-d
  3. 1-c; 2-a; 3-d; 4-b
  4. 1-a; 2-d; 3-b; 4-c

Câu 2: Qua truyện “Chàng trai làng Phù Ủng” em thấy Phạm Ngũ Lão là người như thế nào?

  1. Phạm Ngữ Lão là một người nhìn xa trông rộng, biết lo nghĩ việc nước, giúp dân đánh đuổi giặc.
  2. Phạm Ngũ Lão, một con người tính tình khẳng khái, vừa có chí lớn vừa có tài cao, đã lập công lớn giết giặc cứu nước, nêu tấm gương sáng ngời về chí làm trai cho các thế hệ thanh niên đời sau học tập.
  3. Phạm Ngũ Lão là người có tướng mạo xuất chúng, một vị quan tài giỏi, có nhiều kế sách binh thư hay và được nhà vua tin tưởng, lập nhiều công lớn trong việc xây dựng đất nước.
  4. Phạm Ngũ Lão là một binh lính trung thành luôn kề vai sát cánh bên Trần Hưng Đạo ra trận với nhiều chiến thắng vẻ vang, giúp nhân dân đánh đuổi giặc Nguyên, mang lại sự tự do hòa bình cho nhân dân ta.
  1. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Tìm nghĩa của từng thành ngữ dưới đây

Thành ngữ

Nghĩa

1. Văn võ song toàn

a. Bố trí lực lượng, trận địa để chuẩn bị chiến đấu

2. Bách chiến bách thắng

b. Trận đánh thiệt hại nhiều

3. Bài binh bố trận

c. Toàn năng, vừa có tài vừa có văn chương vừa giỏi võ nghệ

4. Hao binh tổn tướng

d. Đánh trận nào thắng trận đó, không có đối thủ

  1. 1-d; 2-b; 3-c; 4-a
  2. 1-b; 2-c; 3-a; 4-d
  3. 1-c; 2-d; 3-a; 4-b
  4. 1-d; 2-a; 3-b; 4-c

 

=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối bài 12: Chàng trai làng Phù Ủng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay