Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 13 Luyện từ và câu: Trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 13 Luyện từ và câu: Trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

BÀI 13

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TRẠNG NGỮ CHỈ THỜI GIAN, NƠI CHỐN

(19 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Người ta thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào trong câu nhằm mục đích gì?

  1. Để xác định kết quả của sự việc diễn ra trong câu.
  2. Để xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu.
  3. Để xác định nơi chốn, địa điểm diễn ra sự việc trong câu.
  4. Để xác định nguyên nhân diễn ra sự việc trong câu.

Câu 2: Người ta thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn vào trong câu nhằm bổ sung thông tin gì cho câu?

  1. Bổ sung thông tin về kết quả của sự việc diễn ra trong câu.
  2. Bổ sung thông tin về thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu.
  3. Bổ sung thông tin về nơi chốn, địa điểm diễn ra sự việc trong câu.
  4. Bổ sung thông tin về nguyên nhân diễn ra sự việc trong câu.

 

Câu 3: Trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn thường trả lời cho những câu hỏi nào?

  1. Như thế nào? Bao giờ?
  2. Cái gì? Con gì?
  3. Vì sao? Tại đâu?
  4. Khi nào? Bao giờ? Ở đâu

Câu 4: Trong câu: “Trên những nương cao, mạch ba góc mùa thu chín đỏ sậm”, đâu là thành phần trạng ngữ?

  1. Trên những nương cao.
  2. Mạch ba góc.
  3. Mùa thu.
  4. Chín đỏ sậm

Câu 5: Trạng ngữ trong câu sau được dùng để làm gì ?

“Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít.”

  1. Chỉ nguyên nhân.
  2. Chỉ thời gian.
  3. Chỉ mục đích.
  4. Chỉ phương tiện.

Câu 6: Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ nơi chốn?

  1. Như chim sổ lồng, chú bé chạy tung tăng khắp vườn.
  2. Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi.
  3. Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về.
  4. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

Câu 7: Trạng ngữ trong câu “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc” thuộc loại nào?

  1. Trạng ngữ chỉ thời gian
  2. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
  3. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
  4. Trạng ngữ chỉ mục đích.

Câu 8: “Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời”. Từ ngữ được gạch chân cho biết thông tin gì?

  1. Trạng ngữ chỉ cách thức.
  2. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
  3. Trạng ngữ chỉ thời gian.
  4. Trạng ngữ chỉ nơi chốn.

Câu 9: Thành phần trạng ngữ chỉ thời gian trong câu: “Ngót ba mươi năm, bôn tẩu phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của người Việt Nam” là:

  1. Ngót ba mươi năm
  2. Bôn tẩu phương trời
  3. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu phương trời
  4. Thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của người Việt Nam

Câu 10: Trạng ngữ trong câu sau thuộc loại trạng ngữ nào?

"Trên trời mây trắng như bông

Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây"

  1. Trạng ngữ chỉ cách thức.
  2. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
  3. Trạng ngữ chỉ thời gian.
  4. Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
  1. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?

  1. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
  2. Mục đích của hành động được nói đến trong câu
  3. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
  4. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 2: Xác định trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu sau “Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở vào, hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô”.

  1. trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở vào
  2. Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan
  3. hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô
  4. Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở vào

Câu 3: Trong những câu dưới đây, câu nào có trạng ngữ chỉ thời gian đứng giữa câu?

  1. Đằng đông, trời hửng dần.
  2. Con đã đi học từ ba năm trước, hồi mới ba tuổi vào lớp Mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn.
  3. Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ.
  4. Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được.

Câu 4: Trạng ngữ “Trên sông Bạch Đằng” của câu “Trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã chỉ huy quân dân ta đánh bại quân Nam Hán” biểu thị nội dung gì?

  1. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
  2. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
  3. Nguyên nhân của hành động được nói đến trong câu
  4. Mục đích của hành động được nói đến trong câu.

Câu 5: Trạng ngữ “Ngày 2 tháng 9 năm 1945” của câu “Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập” cho biết thông tin gì?

  1. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
  2. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
  3. Nguyên nhân của hành động được nói đến trong câu
  4. Mục đích của hành động được nói đến trong câu.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Hãy tìm yếu tố trạng ngữ trong câu và xác định trạng ngữ đó trả lời cho câu hỏi nào dưới đây “Trên trời những đám mây trôi lững lờ”

  1. “Trên trời” là trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi “những đám mây trôi từ đâu?
  2. “Những đám mây” là trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi “Trên trời mây như thế nào?”
  3. “Những đám mây trôi lững lờ” là trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi “Trên trời có gì?
  4. “Trên trời” là trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “Những đám mây trôi ở đâu?”

Câu 2: Hãy tìm yếu tố trạng ngữ trong câu và xác định trạng ngữ đó trả lời cho câu hỏi nào dưới đây “Cứ đến cuối tuần là cả gia đình em lại về quê thăm ông bà.”

  1. “Cứ đến cuối tuần” là trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “Cả gia đình em về quê thăm ông bà khi nào?”
  2. “Cuối tuần” là trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “Cả gia đình em về quê thăm ông bà khi nào?”
  3. “Cả gia đình em” là trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “Cuối tuần em ở đâu?”
  4. “Gia đình em” là trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “Về thăm ông bà khi nào?”

Câu 3: “Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi  thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân”. Vị trí trạng ngữ chỉ thời gian được ngăn cách như thế nào qua dấu (/), chọn đáp án đúng nhất?

  1. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi / thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
  2. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội /, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
  3. Mỗi lần Tết đến /, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
  4. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn / đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
  1. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Thêm các trạng ngữ chỉ thời gian vào những chỗ thích hợp để đoạn văn được mạch lạc?

Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm.___, cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên nền trời. Có lúc, chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. _____chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

  1. Có lúc; Giữa lúc gió đang gào thét ấy
  2. Giữa lúc gió đang gào thét ấy; Có lúc
  3. Khi thì; Lúc thì
  4. Lúc thì; Khi thì

 

=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối bài 13: Vườn của ông tôi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay