Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 17 Luyện từ và câu: Trạng ngữ chỉ phương tiện
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 17 Luyện từ và câu: Trạng ngữ chỉ phương tiện. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔIBÀI 17:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TRẠNG NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN
(19 CÂU)
- TRẮC NGHIỆM
- NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Trạng ngữ chỉ phương tiện được thêm vào trong câu nhằm mục đích gì?
- Xác định địa điểm, nơi chốn diễn ra sự việc trong câu.
- Nói về phương tiện thực hiện hoạt động được nói đến trong câu
- Nói lên mục đích tiến hành sự việc nêu trong câu.
- Chỉ ra nguyên nhân dẫn tới sự việc trong câu.
Câu 2: Trạng ngữ chỉ phương tiện thường trả lời cho câu hỏi nào?
- Bằng cái gì? Với cái gì?
- Ở đâu? Khi nào?
- Tại sao? Vì điều gì?
- Để làm gì? Như thế nào?
Câu 3: Xác định trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu sau “Bằng trí thông minh của mình, Thỏ đã cho Gấu một bài học nhớ đời”.
- Gấu
- Thỏ
- một bài học nhớ đời
- Bằng trí thông minh của mình
Câu 4: Tìm trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu sau: “Thầy giáo khuyên chúng em cố gắng học tập bằng một giọng chân tình.”
- Thầy giáo khuyên chúng em
- cố gắng học tập
- Thầy giáo khuyên chúng em cố gắng học tập
- bằng một giọng chân tình
Câu 5: Trạng ngữ trong câu “Với tất cả sự nỗ lực của mình, tôi có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại” bổ sung thông tin gì cho câu?
- Trạng ngữ chỉ thời gian
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
- Trạng ngữ chỉ mục đích
- Trạng ngữ chỉ phương tiện
Câu 6: Trạng ngữ chỉ phương tiện đứng ở vị trí nào trong câu sau: “Con bìm bịp, bằng chất giọng trầm ấm, ngọt ngào, báo hiệu mùa xuân”
- Đứng đầu câu
- Đứng giữa câu
- Đứng cuối câu
- Trạng ngữ bị lược bỏ
Câu 7: Trạng ngữ trong câu sau trả lời câu hỏi gì?
“Với một chiếc khăn bình dị, nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục rất đặc sắc.”
- Với cái gì?
- Cái gì?
- Vì sao?
- Ở đâu?
Câu 8: “Bằng món mầm đá độc đáo, Trạng Quỳnh đã giúp Chúa Trịnh hiểu vì sao chúa thường ăn không ngon miệng.” Trạng ngữ ở câu trên trả lời cho câu hỏi nào?
- Như thế nào?
- Vì sao?
- Bằng cái gì?
- Ở đâu?
Câu 9: Câu nào dưới đây có thành phần trạng ngữ chỉ phương tiện?
- Buổi sáng hôm ấy, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước.
- Cô bé dậy thật sớm thổi giúp mẹ nồi cơm vì muốn mẹ đỡ vất vả.
- Chúng tôi đèo tôi đi học với chiếc xe đạp cũ kĩ
- Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm Ngoại.
Câu 10: Hãy tìm trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu sau: “Bằng đôi bàn tay khéo léo, người thợ thủ công đã cho ra đời những sản phẩm thật đẹp mắt.”
- Bằng đôi bàn tay khéo léo
- người thợ thủ công
- những sản phẩm thật đẹp mắt
- đã cho ra đời
- THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Trạng ngữ “Với bàn tay khéo léo” trong câu “Với bàn tay khéo léo, chị ấy đã tạo nên những tác phẩm sắp đặt thật tuyệt vời” biểu thị điều gì
- Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu.
- Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu.
- Phương tiện để thực hiện hành động được nói đến trong câu.
- Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.
Câu 2: Trạng ngữ “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy” trong câu “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời” (Trần Hữu Tá) biểu thị điều gì?
- Phương tiện để thực hiện hành động được nói đến trong câu
- Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu
- Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
- Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.
Câu 3: Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ phương tiện?
- Như chim sổ lồng, chú bé chạy tung tăng khắp vườn.
- Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi.
- Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về.
- Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
Câu 4: “Với sự nhiệt huyết trong giảng dạy, cô giáo sẵn sàng giảng lại bài học khi chúng tôi chưa hiểu” trạng ngữ được gạch chân dùng để làm gì?
- Cho biết nguyên nhân và mục đích của hành động được miêu tả trong câu.
- Cho biết các hành động được miêu tả trong văn bản diễn ra khi nào và ở đâu.
- Cho biết phương tiện và cách thức của hành động được nhắc đến trong câu.
- Cho biết đối tượng thực hiện hành động được miêu tả trong câu.
Câu 5: Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu sau: “..., Hùng đã trở thành bạn học sinh có điểm số môn Toán cao nhất lớp”.
- Vào cuối kì học
- Vì chịu khó đi học thêm ở thư viện
- Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ của mình
- Tại lớp học này
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện “bằng một động tác thuần thục” và chỗ thích hợp để đoạn văn sau được mạch lạc “Tiếng trống vật dồn lên, gấp rút, giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ nhại dưới chân. Lúc sau, ông thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng anh ta lên, coi nhẹ nhàng như ta giơ con ếch có buộc sợi dây rơm ngang bụng vậy.”
- “Bằng một động tác thuần thục, tiếng trống vật dồn lên, gấp rút, giục giã.”
- “... Bằng một động tác thuần thục, ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ nhại dưới chân”
- “... ông thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng anh ta lên, bằng một động tác thuần thục, coi nhẹ nhàng như ta giơ con ếch có buộc sợi dây rơm ngang bụng vậy.
- “... Lúc sau, bằng một động tác thuần thục, ông thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng anh ta lên, coi nhẹ nhàng như ta giơ con ếch có buộc sợi dây rơm ngang bụng vậy.”
Câu 2: Đặt câu hỏi cho phần chữ được gạch chân: “Với một chiếc khăn bình dị, nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục rất đặc sắc.”
- Vì sao nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục rất đặc sắc?
- Nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục rất đặc sắc với cái gì?
- Khi nào nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục rất đặc sắc?
- Nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục rất đặc sắc như thế nào?
Câu 3: Tìm từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống hoàn thành câu có trạng ngữ chỉ phương tiện “Bằng [...], người dân Tây Nguyên đã làm ra cây đàn t'rưng có âm thanh thánh thót như tiếng chim hót, tiếng suối reo...”
- những chiếc lá cọ phơi khô
- nhiều công cụ giản dị làm từ sứ
- một số ống tre, nứa thô sơ
- một mảnh vải lụa
- VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)
Câu 1: Hãy tìm yếu tố trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu “Bằng đôi cánh to rộng, gà mái che chở cho đàn con.” và xác định trạng ngữ đó trả lời cho câu hỏi nào dưới đây?
- “Bằng đôi cánh to rộng” là trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “gà mái che chở cho đàn con để làm gì?”
- “Bằng đôi cánh to rộng” là trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “gà mái che chở cho đàn gà con bằng cái gì?”
- Gà mái” là trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “Bằng đôi cánh to rộng che chở cho đàn con ở đâu?”
- “Gà mái” là trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “Bằng đôi cánh to rộng để làm gì?”
=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối Bài 17: Cây đa quê hương