Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 19 Đọc: Đi hội chùa Hương

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 19 Đọc: Đi hội chùa Hương. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI

BÀI 19

ĐỌC: ĐI HỘI CHÙA HƯƠNG

(19 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ kể về lễ hội ở địa danh nào?

  1. Chùa Keo
  2. Chùa Hương
  3. Chùa Hà
  4. Chùa Thầy

Câu 2: Chùa Hương là ngôi chùa nổi tiếng thuộc tỉnh/thành phố nào?

  1. Hà Nội
  2. Hà Nam
  3. Thái Bình
  4. Nam Định

Câu 3: Bài thơ “Đi hội chùa Hương” có mấy khổ thơ?

  1. 4 khổ thơ
  2. 5 khổ thơ
  3. 6 khổ thơ
  4. 7 khổ thơ

Câu 4: Mọi người đi trẩy hội chùa Hương vào mùa nào trong năm?

  1. mùa Xuân
  2. mùa Hạ
  3. mùa Thu
  4. mùa Đông

Câu 5: Đoàn người đi chùa Hương đông như thế nào ?

  1. Lưa thưa ít người qua lại, khung cảnh rất đỗi nhẹ nhàng
  2. Đông kín, không nhúc nhích vì quá đông
  3. Vắng vẻ, hoang vu, không một bóng người
  4. Người đi hội chùa Hương rất đông, kéo dài như vô tận “Nườm nượp người, xe đi”

Câu 6: Những câu thơ nào cho thấy cảnh chùa Hương rất đẹp và thơ mộng?

  1. Rừng mơ thay áo mới / Xúng xính hoa đón mời
  2. Dù không ai đợi chờ / Cũng thấy lòng bổi hổi
  3. Bước mỗi bước say mê / Như giữa trang cổ tích
  4. Nơi núi cũ xa vời / Bỗng thành nơi gặp gỡ

Câu 7: Những câu thơ nào cho thấy cảnh vật thiên nhiên ở Chùa Hương thay đổi khi mùa xuân về?

  1. Lẫn trong làn sương khói / Một mùi thơm cứ vương.
  2. Đá còn vang tiếng nhạc / Gió còn ngân khúc hát.
  3. Đất nước mình thanh lịch / Nên núi rừng cũng thơ.
  4. Rừng mơ thay áo mới / Nơi núi cũ xa vời / Bỗng thành nơi gặp gỡ.

Câu 8: Những câu thơ nào cho thấy cảm xúc  người đi hội rất đông vui và thân thiện?

  1. Dù không ai đợi chờ / Cũng thấy lòng bổi hổi
  2. Một câu chào cởi mở / Hóa ra người cùng quê.
  3. Bước mỗi bước say mê / Như giữa trang cổ tích.
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Hang động ở chùa Hương có nét gì đặc biệt?

  1. Động chùa Hương có sương khói, tỏa ra hương thơm ngào ngạt khó quên
  2. Động chùa Hương như luôn có tiếng nhạc của đá, tiếng hát của gió
  3. Động chùa Hương có những phiến đá đẹp như những trang cổ tích
  4. Động chùa Hương rất đẹp, thanh lịch được ví như những vần thơ

Câu 10: Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

"Một câu chào cởi mở

Hóa ra người cùng quê

Bước mỗi sang say mê

Như giữa trang cổ tích"

(Đi hội chùa Hương - theo Chu Huy)

  1. Nhân hóa
  2. So sánh
  3. Lặp từ
  4. Cả ba đáp án trên
  1. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Theo bài đọc “Đi hội chùa Hương”, câu thơ nào dưới đây có sử dụng hình ảnh nhân hóa ?

  1. Rừng mơ thay áo mới / Xúng xính hoa đón mời.
  2. Nườm nượp người, xe đi / Mùa xuân về trảy hội.
  3. Một câu chào cởi mở / Hóa ra người cùng quê.
  4. Người đi thăm đất nước / Người về trong yêu thương.

Câu 2: Những câu thơ sau có nội dung gì?

"Mùa xuân về trẩy hội.

Rừng mơ thay áo mới.

Xúng xính hoa đón mời."

  1. Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc.
  2. Cảnh rừng xuân rất đẹp và thơ mộng.
  3. Mùa xuân về tràn ngập đất nước.
  4. Mùa xuân rất ấm áp

Câu 3: Dòng nào dưới đây nói đúng về nội dung của khổ thơ?

"Nơi núi cũ xa vời

Bỗng thành nơi gặp gỡ.

Một câu chào cởi mở

Hóa ra người cùng quê."

  1. Chùa Hương có cảnh đẹp khiến lòng người say mê.
  2. Chùa Hương trở thành không gian gặp gỡ của con người.
  3. Chùa Hương vào mùa xuân, cảnh rất đẹp và thơ mộng.
  4. Tất cả các ý trên

Câu 4: Dòng nào dưới đây nói đúng về nội dung của khổ thơ?

"Bước mỗi bước say mê

Như giữa trang cổ tích.

Đất nước mình thanh lịch

Nên núi rừng cũng thơ."

  1. Chùa Hương trở thành không gian gặp gỡ của con người.
  2. Chùa Hương vào mùa xuân, cảnh rất đẹp và thơ mộng.
  3. Chùa Hương có cảnh đẹp khiến lòng người say mê.
  4. Tất cả các ý trên

Câu 5: Theo em, khổ thơ cuối của bài thơ: “Đi hội chùa Hương” nói lên điều gì?

  1. đi chùa Hương không đơn thuần chỉ là đi lễ hội
  2. đi vãn cảnh đẹp quê hương đất nước - những khung cảnh thiên nhiên tinh tế, mộng ảo
  3. đi chùa Hương không đơn thuần chỉ là đi lễ Phật
  4. Cả 2 đáp án trên đúng

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Trong khổ thơ sau, sự vật nào được nhân hóa?

“Động Chùa Tiên, Chùa Hương

Đá còn vang tiếng nhạc

Động chùa núi Hinh Bồng

Gió còn ngân khúc hát”

  1. hang động
  2. Đá
  3. Gió
  4. Đá và Gió

Câu 2: Cảnh đẹp chùa Hương được so sánh với điều gì?

  1. Cảnh đẹp chốn núi non hùng vĩ
  2. Cảnh đẹp chốn thiên đình
  3. Cảnh đẹp trong truyện cổ tích
  4. Cảnh đẹp như tranh vẽ

Câu 3: Ý nghĩa bài thơ “Đi hội chùa Hương” nói lên điều gì?

  1. Người đi hội chùa Hương không chỉ để lễ Phật, ngoài ra họ còn đi xem các lễ hội khác nhau.
  2. Người đi hội chùa Hương chủ yếu là đi lễ Phật cầu may, cầu tài lộc, quốc thái dân an. Ngoài ra họ không có mục đích nào khác.
  3. Người đi hội chùa Hương không chỉ để lễ Phật, mà còn để ngắm cảnh đẹp đất nước, hòa nhập với dòng người để thấy yêu đất nước, yêu con người Việt Nam hơn.
  4. Người đi hội chùa Hương chủ yếu là để đến xem hội và thăm qua, ngắm cảnh. Bên cạnh đó, họ đi lễ hội chỉ có mục đích dã ngoại chốn núi rừng thơ mộng.
  1. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Những câu thơ dưới đây thể hiện điều gì qua bài thơ “Đi hội chùa Hương”?

“Đất nước mình thanh lịch

Nên núi rừng cũng thơ

Người về trong yêu thương”

  1. Thể hiện nét đẹp của con người, về cảnh vật thiên nhiên của chùa Hương.
  2. Thể hiện tình cảm yêu miến đối với cảnh đẹp chùa Hương.
  3. Thể hiện niềm vinh hạnh, tự hào về thiên nhiên, con người quê hương, đất nước.
  4. Thể hiện niềm xúc động trước thắng cảnh tuyệt vời của quê hương, đất nước ta.

 

=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối Bài 19: Đi hội chùa Hương

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay