Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 19 Đọc: Thanh âm của núi

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 19 Đọc: Thanh âm của núi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: NIỀM VUI SÁNG TẠO

BÀI 19: THANH ÂM CỦA NÚI

ĐỌC: THANH ÂM CỦA NÚI

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tây Bắc là?

  1. Vùng đồng bằng ở phía đông của nước ta.
  2. Vùng đồng bằng phía tây ở miền Bắc nước ta.
  3. Vùng núi phía tây ở miền Bắc nước ta.
  4. Vùng trung du ở nước ta.

Câu 2: Đến Tây Bắc, du khách thường có cảm nhận như thế nào về tiếng khèn của người Mông?

  1. Thấy nhớ, thấy thương.
  2. Thấy vẫn vương trong lòng.
  3. Bị say đắm.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Khèn của người Mông được chế tác bằng gì?

  1. Gỗ cùng tre nứa.
  2. Gỗ cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau.
  3. Sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn cùng với tre nứa.
  4. Gỗ cùng sậy.

Câu 4: Sáu ống trúc tượng trưng cho điều gì?

  1. Tình thân.
  2. Tình yêu.
  3. Tình bạn.
  4. Tình anh em tụ hợp.

Câu 5: Hình ảnh so sánh với sáu ống trúc được xếp khéo léo, song song trên thân khèn là gì?

  1. Dòng nước đang trôi.
  2. Thác nước chảy chậm.
  3. Dòng suối đang chảy.
  4. Nước chảy về sông.

Câu 6: Dòng nước chở thứ âm thanh huyền diệu, chảy từ đâu tới đâu?

  1. Chảy từ thượng nguồn xuống hạ nguồn.
  2. Chảy từ nguồn lịch sử cho đến tận bến bờ hiện tại.
  3. Chảy từ thượng lưu xuống hạ lưu.
  4. Chảy từ trong suối đổ ra sông.

Câu 7: Tiếng khèn gắn bó với người Mông như nào?

  1. Mỗi khi lên nương, xuống chợ.
  2. Hòa với tiếng cười reo vang náo nức khắp làng bản mỗi độ xuân về.
  3. Cả A và B.
  4. Lúc nào cũng nghe thấy tiếng khèn.

Câu 8: Đến Tây Bắc, du khách có thể gặp ai?

  1. Nghệ nhân làm đồ gốm nơi sườn núi.
  2. Nghệ nhân thổi khèn nơi đỉnh núi mênh mang lộng gió.
  3. Nghệ nhân đan rổ nơi núi cao.
  4. Nghệ nhân dệt vải bên khung cửi.

Câu 9: Hình bóng của các nghệ nhân in trên nền trời xanh được miêu tả như thế nào?

  1. Như một tuyệt tác của thiên nhiên.
  2. Hiên ngang lộng gió.
  3. Ung dung tự tin.
  4. Hòa mình vào thiên nhiên.

Câu 10: Cảnh thiên nhiên vùng núi Tây Bắc được miêu tả như thế nào?

  1. Núi vút ngàn cao, rừng trải dài.
  2. Núi vút ngàn cao, rừng bao la rộng.
  3. Núi này nối tiếp núi kia, rừng bao la rộng lớn.
  4. Núi này nối tiếp núi kia, rừng trải dài.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Chủ đề của bài đọc Thanh âm của núi là gì?

  1. Nét đặc sắc của văn hóa các vùng miền trường tồn cùng thời gian.
  2. Các nhạc cụ dân tộc thể hiện sự sáng tạo đáng tự hào của người Việt Nam.
  3. Tiếng khèn của người Mông là nét văn hóa quý báu, cần được lưu giữ, bảo tồn.
  4. Du khách rất thích đến Tây Bắc - mảnh đất có những nét văn hóa đặc sắc.

Câu 2: Vì sao tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông?

  1. Vì tiếng khèn gắn bó với người Mông ở mỗi nơi họ đi, còn gắn với những tiếng cười nao nức khắp bản làng mỗi độ xuân về.
  2. Vì tiếng khèn là một phần trong sinh hoạt của người Mông.
  3. Vì tiếng khèn là thứ âm thanh huyền diệu, gắn với lịch sử cho đến thời điểm hiện tại của người Mông.
  4. Cả A và C.

Câu 3: Đoạn cuối bài đọc muốn nói điều gì về tiếng khèn và người thổi khèn?

  1. Những người Mông thổi khèn là những nghệ nhân thuộc về tuyệt tác của thiên nhiên còn tiếng khèn của họ sẽ sống mãi với mảnh đất nơi đây.
  2. Vẻ đẹp của âm thanh được lan tỏa không chỉ trong phạm vi những thế hệ sau của người Mông mà còn tới cả những du khách khi tới xứ Mông.
  3. Cả A và B.
  4. Không có đáp án nào đúng.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không chính xác liên quan đến nội dung bài đọc?

  1. Tiếng khèn gắn bó với người Mông mỗi khi lên nương, xuống chợ.
  2. Âm thanh cây khèn của người Mông có thể làm những du khách khó tính bực bội.
  3. Khèn của người Mông được chế tác bằng gỗ cùng sáu ông trúc lớn.
  4. Đến Tây Bắc, bạn sẽ gặp những nghệ nhân người Mông thổi khèn nơi đỉnh núi.

Câu 5: Hình ảnh so sánh nghệ nhân người Mông thổi kèn nơi đỉnh núi như một tuyệt tác thiên nhiên muốn nói điều gì?

  1. Ca ngợi những con người sáng tạo.
  2. Ca ngợi vẻ đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc.
  3. Ca ngợi vẻ đẹp của những nghệ nhân - người bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
  4. Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Bài đọc Thanh âm của núi muốn nói điều gì với chúng ta?

  1. Phải biết giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
  2. Khèn của người Mông là một nhạc cụ rất đặc biệt.
  3. Tiếng khèn gắn bó mọi lúc mọi nơi với người Mông.
  4. Tiếng khèn là một sự sáng tạo đáng tự hào của người Việt Nam.

Câu 2: Qua bài đọc trên, có thể thấy vùng núi Tây Bắc là nơi như thế nào?

  1. Núi cao, rừng lớn.
  2. Có những nét văn hóa đặc sắc.
  3. Có truyền thống văn hóa lâu đời.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Tìm động từ trong câu sau “Đến Tây Bắc, bạn sẽ gặp những nghệ nhân người Mông thổi khèn nơi đỉnh núi mênh mang lộng gió”?

  1. Đến, gặp, thổi, gió.
  2. Đến, gặp, thổi.
  3. Thổi, núi, lộng gió.
  4. Đến, gặp, lộng gió.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài đọc nào dưới đây cũng có hình ảnh vùng núi cao?

  1. Gặt chữ trên non.
  2. Thi nhạc.
  3. Tập làm văn.
  4. Bầu trời trong quả trứng.

Câu 2: Chúng ta phải làm gì để giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc?

  1. Chịu khó trau dồi các kiến thức.
  2. Tìm hiểu các nền văn hóa.
  3. Tích cực học hỏi, tìm hiểu về bản sắc văn hóa dân tộc.
  4. Đọc nhiều sách.

 

=> Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối ôn tập bài 19: Bài đọc - Thanh âm của núi. Luyện từ và câu: Luyện tập về biện pháp nhân hóa. Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay