Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 2 Đọc: Vệt phấn trên mặt bàn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2 Đọc: Vệt phấn trên mặt bàn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG

BÀI 2

ĐỌC: VỆT PHẤN TRÊN MẶT BÀN

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Câu chuyện “Vệt phấn trên mặt bàn” của tác giả nào?

  1. Tô Hoài.
  2. Nguyễn Nhật Ánh.
  3. Nguyễn Thị Kim Hòa.
  4. Nguyễn Ngọc Tư.

Câu 2: Đặc điểm nào của người bạn mới khiến Minh chú ý?

  1. Rất xinh đẹp.
  2. Có cái tên rất ngộ.
  3. Khó gần.
  4. Ít nói.

Câu 3: Thi Ca có mái tóc như thế nào?

  1. Xoăn tít.
  2. Thẳng tắp.
  3. Ngắn tũn.
  4. Xù lông nhím.

Câu 4: Tay mặt nghĩa là gì?

  1. Bàn tay.
  2. Lòng bàn tay.
  3. Tay phải.
  4. Tay trái.

Câu 5: Điều gì làm cho Minh bực mình khi ngồi chung bàn với Thi Ca?

  1. Cùi chỏ của Thi Ca và cùi chỏ của Minh đụng nhau làm cho chữ của Minh bị lệch.
  2. Thi Ca cứ nói chuyện với các bạn làm Minh không tập trung học được.
  3. Thi Ca nói rất nhiều.
  4. Thi Ca suốt ngày châm chọc Minh.

Câu 6: Thi Ca đã đụng vào tay của Minh mấy lần?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 7: Khi đang viết thì bị Thi Ca đụng vào tay, Minh đã làm gì đã làm những gì?

  1. Hất tay Thi Ca ra.
  2. Cáu giận và mắng Thi Ca thậm tệ.
  3. Bảo Thi Ca xin lỗi mình.
  4. Kêu lên và chia đôi mặt bàn với Thi Ca.

Câu 8: Khi biết tin Thi Ca phải đi bệnh viện chữa tay, Minh có những thay đổi gì trong suy nghĩ và việc làm?

  1. Không ghét Thi Ca nữa.
  2. Mong bạn sớm đi học trở lại.
  3. Ân hận về hành động của mình và xóa vệt phấn trên mặt bàn.
  4. Cả B và C đều đúng.

Câu 9: Chi tiết nào cho thấy lời nhắn nhủ của Minh khi biết tin Thi Ca phải đi bệnh viện chữa tay?

  1. “Mau về nhé, Thi Ca!”
  2. “Bạn xê ra chút coi!...”
  3. “Đây là ranh giới...”
  4. Tất cả các ý trên

Câu 10: Từ gạch chân trong câu sau thuộc từ loại gì: “Mau về nhé, Thi Ca! - Minh nói với vệt phấn chỉ còn là một đường mờ nhạt trên mặt gỗ lốm đốm vân nâu

  1. Đại từ
  2. Danh từ
  3. Động từ
  4. Tính từ
  1. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Vì sao Thi Ca thường đụng vào tay Minh khi đang viết?

  1. Vì Thi Ca muốn trêu Minh.
  2. Vì Thi Ca viết bằng tay trái.
  3. Vì Thi Ca rất hậu đậu.
  4. Vì Thi Ca không để ý.

Câu 2: Thi Ca có cảm xúc gì khi Minh lấy phấn chia đôi mặt bàn?

  1. Buồn tủi.
  2. Vui vẻ.
  3. Vô tư.
  4. Thờ ơ.

Câu 3: Thông điệp của câu chuyện là gì?

  1. Không nên quá ích kỉ.
  2. Ích kỉ là không tốt.
  3. Hãy thấu hiểu cho người khác.
  4. Đừng chỉ quan tâm tới người khác mà hãy nghĩ tới cảm nhận của mình.

Câu 4: Em có cảm nhận gì về nhân vật Minh trong câu chuyện trên?

  1. Là một người rất hiểu tâm lý người khác.
  2. Là một người không quan tâm đến ai.
  3. Là một người chỉ biết bản thân mình.
  4. Là một cậu bé hiếu động, bốc đồng nhưng hiểu chuyện.

Câu 5: Em có cảm nhận gì về nhân vật Thi Ca trong câu chuyện trên?

  1. Là một cô bé yếu đuối.
  2. Là một cô bé nhút nhát, tự ti vì mắc bệnh trên cánh tay mặt.
  3. Là một cô bé tự tin.
  4. Là một cô bé ngỗ nghịch.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Qua bài đọc “Vệt phấn trên mặt bàn” câu chuyện muốn nói với em điều gì?

  1. Đừng bận tâm đến chuyện của người khác quá nhiều.
  2. Quan tâm đến cảm xúc của người khác là điều rất quan trọng, không nên ích kỷ chỉ suy nghĩ đến cảm xúc của mình mà bỏ qua những người xung quanh.
  3. Phải biết yêu thương bản thân mình.
  4. Không được đánh giá người khác khi chỉ vừa mới gặp.

Câu 2: Dòng nào dưới đây nhận xét đúng về câu chuyện?

  1. Câu chuyện giúp chúng ta hiểu ra không nên ích kỉ chỉ nghĩ đến mình.
  2. Câu chuyện muốn nói với chúng ta hãy biết quan tâm và thấu hiểu cho người khác.
  3. Câu chuyện muốn nói rằng không nên kì thị ngoại hình của người khác.
  4. Cả A và B đều đúng.

Câu 3: Cho biết từ ngữ nào chỉ đặc điểm của sự vật trong câu sau?

“Minh nhớ ánh mắt buồn của bạn khi Minh vạch đường phấn trắng”.

  1. Nhớ.
  2. Ánh mắt.
  3. Trắng.
  4. Phấn.
  1. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Em sẽ nói những gì để vận động người thân cùng tham gia giúp đỡ một bạn có hoàn cảnh khó khăn ở lớp hoặc trường em?

  1. Tên, lớp bạn đang học và hoàn cảnh cụ thể của bạn.
  2. Những khó khăn bạn đang gặp phải.
  3. Mong muốn được người thân giúp đỡ bạn.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Câu cao dao, tục ngữ nào dưới đây nói về tình yêu thương giữa con người với con người?

  1. Uống nước nhớ nguồn
  2. Yêu nhau chín bó làm mười
  3. Có trí thì nên
  4. Không thầy đố mày làm nên

 

=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối bài 2: Vệt phấn trên mặt bàn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay