Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 21 Đọc: Những cánh buồm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 21 Đọc: Những cánh buồm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI

BÀI 21

ĐỌC: NHỮNG CÁNH BUỒM

(19 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tìm lời giải cho câu đố dưới đây:

Bến sông bờ suối là nhà

Gọi con, gọi chiếc vẫn là một thôi

Nối hai bờ đỡ xa xôi

Ngày đêm đưa khách đón người qua sông.

(Là gì?)

  1. Tàu hỏa
  2. Tàu ngầm
  3. Con thuyền, con đò
  4. Máy bay

Câu 2: Hình ảnh nào được tác giả cho là đẹp nhất khi nghĩ về làng quê của mình?

  1. Con sông
  2. Dòng nước
  3. Phong cảnh
  4. Những cánh buồm

Câu 3: Cho biết suốt bốn mùa, dòng sông có đặc điểm gì?

  1. Bãi cát non nổi lên
  2. Sông đầy nước
  3. Những con lũ dâng đầy
  4. Dòng sông đỏ lựng phù sa

Câu 4: Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh với gì?

  1. Màu nắng của những ngày đẹp trời.
  2. Màu áo của những người lao động vất vả trên cánh đồng.
  3. Màu áo của những người thân trong gia đình.
  4. Màu áo của những người lao động.

Câu 5: Cánh buồm được miêu tả ở những thời điểm nào?

  1. Buổi nắng đẹp
  2. Khi dông bão
  3. Ngày lộng gió
  4. Tất cả ba ý trên

Câu 6: Những ngày nắng đẹp dòng sông có biểu hiện gì?

  1. Dòng sông phẳng lặng
  2. Dòng sông đầy nước
  3. Dòng sông cuồn cuộn nổi sóng
  4. Dòng sông đỏ lựng phù sa

Câu 7: Những ngày dông bão dòng sông có biểu hiện gì?

  1. Dòng sông phẳng lặng
  2. Dòng sông đầy nước
  3. Dòng sông đỏ lựng phù sa
  4. Dòng sông cuồn cuộn nổi sóng

Câu 8: “Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi đã suốt ngày lam lũ trên cánh đồng” biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong câu trên là gì?

  1. Nhân hóa
  2. So sánh
  3. Ẩn dụ
  4. Hoán dụ

Câu 9: Trong câu: “Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi.”, có mấy cặp từ trái nghĩa?

  1. Một cặp từ
  2. Hai cặp từ
  3. Ba cặp từ
  4. Bốn cặp từ

Câu 10: Trong câu “Từ bờ tre làng tôi, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi”đâu là trạng ngữ?

  1. Từ bờ tre làng tôi
  2. Tôi
  3. những cánh buồm
  4. vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi
  1. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh với màu áo của những người thân trong gia đình, cách so sánh này có gì hay?

  1. Miêu tả được chính xác màu sắc tươi đẹp của những cánh buồm.
  2. Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương.
  3. Cho thấy cánh buồm cũng vất vả như những người nông dân lao động.
  4. Miêu tả được chính xác màu sắc rực rỡ của những cánh buồm

Câu 2: Câu văn nào trong bài tả đúng một cánh buồm căng gió?

  1. Những cánh buồm đi như rong chơi.
  2. Những cánh buồm cần cù lao động.
  3. Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng.
  4. Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ.

Câu 3: Chi tiết nào trong bài thể hiện sự gắn bó giữa những cánh buồm với con người?

  1. Những cánh buồm vẫn sống mãi cùng sông nước và con người.
  2. Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng.
  3. Lá buồm căng như ngực người khổng lồ.
  4. Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm.

Câu 4: Chi tiết nào được tác giả dùng để miêu tả cánh buồm trong những ngày lộng gió ?

  1. Những cánh buồm đi như rong chơi.
  2. Những cánh buồm trầm tư suy nghĩ.
  3. Những cánh buồm căng phồng như ngực người khổng lồ.
  4. Những cánh buồm cuộn tròn nằm trên mui thuyền.

Câu 5: Tác giả yêu dòng sông vì lẽ gì?

  1. Vì đấy là con sông lớn gắn bó với nhiều kỉ niệm tuổi thơ của tác giả.
  2. Vì có hình ảnh tác giả cho là đẹp nhất – nhũng cánh buồm.
  3. Vì dòng sông là nơi những con người lao động lam lũ vất vả.
  4. Vì dòng sông có những trạng thái đẹp của sóng nước, khiến tác giả mê đắm.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Ý nào dưới đây nêu đúng nội dung chính của bài đọc?

  1. Vẻ đẹp của những dòng sông quê hương.
  2. Vẻ đẹp của những cánh buồm trên dòng sông quê hương
  3. Vẻ đẹp của những con tàu vượt biển khơi
  4. Vẻ đẹp của những người lao động cần cù, chăm chỉ.

Câu 2: Lí giải câu nói của tác giả “những cánh buồm vẫn mãi sống cùng sông nước và con người” ?

  1. Vì những cánh buồm gắn bó chung thuỷ cùng sông nước và con người bao đời nay.
  2. Vì những cánh buồm quanh năm, suốt tháng cũng cần cù, chăm chỉ như con người.
  3. Vì những cánh buồm đã giúp đỡ con người đẩy thuyền đi ngược về xuôi.
  4. Vì những cánh buồm mang màu áo của những con người lao động vất vả.

Câu 3:

Trong câu “Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng.” Tìm một từ đồng nghĩa với từ gạch chân?

  1. tĩnh lặng
  2. dữ dội
  3. cuồn cuộn
  4. ồ ạt
  1. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Dấu phẩy trong câu: “Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian.” có tác dụng gì?

  1. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
  2. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
  3. Ngăn cách các về trong câu ghép
  4. Ngăn cách các từ ngữ củng làm vị ngữ

 

=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối Bài 21: Những cánh buồm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay