Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 22 Đọc: Bức tường có nhiều phép lạ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 22 Đọc: Bức tường có nhiều phép lạ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ: NIỀM VUI SÁNG TẠOBÀI 22: BỨC TƯỜNG CÓ NHIỀU PHÉP LẠĐỌC: BỨC TƯỜNG CÓ NHIỀU PHÉP LẠ
ĐỌC: BỨC TƯỜNG CÓ NHIỀU PHÉP LẠ
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Câu chuyện Bức tường có nhiều phép lạ của tác giả nào?
- Phong Thu.
- Tô Hoài.
- Nguyễn Nhật Ánh.
- Nguyễn Ngọc Tư.
Câu 2: Chi tiết nào dưới đây tả không gian nơi Quy đang ngồi học?
- Bức tường trước mặt có màu vôi xanh mát.
- Bức tường sau lưng có màu vôi xanh tươi.
- Xung quanh Quy là bức tường có màu vôi trắng.
- Màu vôi xanh mát.
Câu 3: Đề bài tập làm văn của Quy là gì?
- Tả quang cảnh buổi sáng sau cơn mưa.
- Tả lại quang cảnh một trận mưa rào.
- Kể về việc em đã làm khi trời mưa to.
- Kể lại những việc em đã làm khi trời mưa rào.
Câu 4: Bố Quy làm công việc gì?
- Viết báo.
- Viết văn.
- Soạn nhạc.
- Dạy học.
Câu 5: Hình ảnh trận mưa bão Bố Quy đã gặp khi còn bé tí hiện lên như thế nào?
- Mưa to gió lớn.
- Bà nội đi cấy về, sấm chớp liên hồi.
- Trời mưa như trút nước.
- Những con gà ngoài vườn ngơ ngác tìm chỗ trú mưa.
Câu 6: Bố Quy đã khuyên cậu làm gì sau khi cậu nói không nhìn thấy gì trên bức tường?
- Ngồi vào bàn, nhìn chằm chằm vào bức tường.
- Mắt nhìn bức tường, đầu nghĩ về những ngày nắng.
- Ngồi vào bàn nghĩ về những ngày mưa mà Quy biết.
- Ngồi vào bàn, nhìn bức tường và nghĩ đến những trận mưa mà Quy biết.
Câu 7: Quy đã nhìn thấy gì sau khi làm theo lời bố nói?
- Những chiếc thuyền giấy trôi bồng bềnh giữa sân.
- Những vai áo ướt sũng nước mưa của người đi cày.
- Những hạt mưa đan nhau rơi xuống rào rào.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Quy đã làm gì sau khi các cảnh vật hiện lên?
- Cầm bút, cắm cúi viết bài.
- Quên cả ngẩng lên nhìn bức tường có nhiều phép lạ.
- Cả A và B.
- Hồi tưởng về trận mưa rào.
Câu 9: Điều gì khiến Quy nghĩ bức tường vôi xanh có phép lạ?
- Quy thấy bố cứ ngồi vào bàn là viết được ngay.
- Quy thấy bố rất tài giỏi.
- Quy thấy khi bố tì cằm lên tay, nhìn thẳng vào bức tường trước mặt rồi bố lại cầm bút, viết lia lịa, quên cả ăn cơm.
- Quy thấy bố viết văn lia lịa, quên cả ăn cơm là do bức tường chỉ bố cách làm bài.
Câu 10: Từ tủm tỉm có nghĩa là gì?
- Vui mừng rạng rỡ.
- Cười to.
- Nghiêm túc không cười.
- Cười không mở miệng, chỉ khẽ cử động đôi môi một cách kín đáo.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Thông điệp của bài đọc Bức tường có nhiều phép lạ là gì?
- Viết văn không khó, quan trọng là phải biết tưởng tượng.
- Những hình ảnh đẹp đẽ không nằm trên bức tường nào mà nó ở trong trí tưởng tượng của ta.
- Phải biết suy nghĩ để giải quyết vấn đề.
- Bố luôn là chỗ dựa của con cái.
Câu 2: Vì sao bố kể cho Quy nghe về những trận mưa?
- Vì những trận mưa gắn với kỉ niệm tuổi thơ của bố.
- Vì bố muốn Quy tả những trận mưa mà bố đã từng gặp.
- Vì bố muốn gợi cho Quy nhớ lại những trận mưa mà Quy đã gặp.
- Vì bố muốn Quy nhớ về bà nội của mình.
Câu 3: Hành động nào của Quy dưới đây cho biết cậu bé đang gặp khó khăn với bài làm văn?
- Quy thở dài “Trời thì nắng mà bài văn lại yêu cầu tả mưa”.
- Quy nghĩ đến bố.
- Quy nhìn mãi mà bức tường chưa bảo Quy cách làm bài.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nhân hóa?
- Cái thuyền giấy được thả ở rãnh nước.
- Chiếc ô tô chạy trong mưa.
- Chiếc thuyền giấy trôi bồng bềnh giữa sân.
- Sấm chớp liên hồi.
Câu 5: Vì sao Quy có thể làm được bài văn mà không cần nhìn bức tường có nhiều phép lạ nữa?
- Vì bố đã gợi cho Quy nhớ đến những cơn mưa mà cậu đã gặp, đã biết.
- Vì bố đã kể cho Quy nghe về cơn mưa mà bố đã gặp được.
- Vì Quy đã được bức tường có phép lạ chỉ bài.
- Vì Quy đã tưởng tượng về những cảnh vật trong cơn mưa.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Bài đọc Bức tường có nhiều phép lạ muốn nói điều gì với chúng ta?
- Tự tin vào bản thân.
- Phải biết tưởng tượng để viết văn.
- Những việc mà ta đã trải qua sẽ mãi hiện hữu trong tâm trí của ta.
- Cơn mưa rào có sấm chợp liên hồi.
Câu 2: Câu văn sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Màu vôi xanh mát hiện ra như tấm màn ảnh rộng.
- Nhân hóa.
- So sánh.
- Ẩn dụ.
- Hoán dụ.
Câu 3: Đâu là tính từ chỉ đặc điểm của sự vật hoặc hoạt động có trong bài Bức tường có nhiều phép lạ?
- Tủm tỉm, thuyền giấy.
- Ô tô, lia lịa.
- Ngơ ngác, bồng bềnh.
- Rào rào, rãnh nước.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Bài đọc nào dưới đây cũng có hình ảnh mưa?
- Chân trời cuối phố.
- Đồng cỏ nở hoa.
- Tập làm văn.
- Trước ngày xa quê.
Câu 2: Câu nào dưới đây có chứa tính từ tả tiếng mưa?
- Những đám mây màu đen nặng trĩu bay tới làm xám xịt cả bầu trời.
- Từng giọt mưa lách tách, lách tách rơi.
- Sấm sét nổi lên ầm ầm.
- Lòng đường ngập nước do mưa lớn.