Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 23 Đọc: Bét-tô-ven và bản xô-nát Ánh trăng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 23 Đọc: Bét-tô-ven và bản xô-nát Ánh trăng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: NIỀM VUI SÁNG TẠO

BÀI 23: BÉT-TÔ-VEN VÀ BẢN XÔ-NÁT ÁNH TRĂNG

ĐỌC: BÉT-TÔ-VEN VÀ BẢN XÔ-NÁT ÁNH TRĂNG

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Thông tin nào dưới đây là đúng về Bét-tô-ven?

  1. Bét-tô-ven là nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại trên thế giới.
  2. Bét-tô-ven đã sáng tác nhiều bản nhạc nổi tiếng.
  3. Bét-tô-ven đã sáng tác Bản xô-nát Ánh trăng.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Vào một đêm trăng sáng, Bét-tô-ven đến cây cầu bắc qua dòng sông Đa-nuýp xinh đẹp ở đâu?

  1. Trong thành Viên.
  2. Anh.
  3. Đức.
  4. Ngoài thành Viên.

Câu 3: Bét-tô-ven đã nghe thấy tiếng gì khi đang ngắm dòng sông lấp lánh ánh trăng?

  1. Tiếng đàn bầu.
  2. Tiếng dương cầm.
  3. Tiếng đàn violin.
  4. Tiếng trống.

Câu 4: Tiếng đàn đã đưa Bét-tô-ven đến đâu?

  1. Một ngôi nhà phía ngoại thành.
  2. Một ngôi nhà nằm ở trung tâm thành phố.
  3. Một ngôi nhà trong khu lao động.
  4. Một ngôi nhà nằm ở ngoại ô.

Câu 5: Đi theo tiếng đàn, Bét-tô-ven đã thấy gì?

  1. Một người cha đang chăm sóc con gái của mình.
  2. Một người cha đang bế con gái nhỏ bé của mình trên tay.
  3. Một người cha đang chăm chú ngồi nghe con gái mù của mình chơi đàn.
  4. Một người cha đang ngắm nhìn con gái của mình đánh đàn.

Câu 6: Cô gái mù có ước mơ gì?

  1. Được ngắm nhìn ánh trăng trên dòng Đa-nuýp.
  2. Được ngắm nhìn các kiến trúc đồ sộ của thành phố.
  3. Được dạo chơi cùng cha trong thành phố.
  4. Được nhìn thấy cha mình.

Câu 7: Bét-tô-ven đã làm gì để giúp cô gái thực hiện ước mơ của mình?

  1. Bét-tô-ven đến bên cây đàn, ngồi xuống và bắt đầu chơi.
  2. Bét-tô-ven miêu tả lại cảnh đẹp trên dòng Đa-nuýp cho cô gái nghe.
  3. Bét-tô-ven tặng cô gái một cây đàn.
  4. Bét-tô-ven dẫn cô gái đi tham quan thành phố.

Câu 8: Cô gái mù có cảm giác như thế nào sau khi nghe bản nhạc Bét-tô-ven đàn?

  1. Cảm giác mình đang được đi dạo chơi trong lòng thành phố.
  2. Cảm giác mình đang được đi trên cây cầu trên dòng sông Đa-nuýp.
  3. Cảm giác mình đang được ngắm nhìn, đùa giỡn với ánh trăng trên dòng sống Đa-nuýp.
  4. Cảm giác mình đang được nghe bản nhạc hay nhất từ trước tới giờ.

Câu 9: Khi những nốt nhạc ngẫu hứng của Bét-tô-ven vang lên, điều gì hiện lên trong tâm trí của hai cha con?

  1. Một thế giới huyền ảo, lung linh, tràn ngập ánh trăng.
  2. Một thế giới không còn cuộc sống khổ đau vì bệnh tật.
  3. Cả A và B.
  4. Một thế giới ngập tràn đau thương.

Câu 10: ­Xô-nát nghĩa là gì?

  1. Bản nhạc gồm ba hoặc bốn chương khác nhau về nhịp điệu nhưng nối tiếp nhau.
  2. Bản nhạc gồm nhiều chương có cùng nhịp điệu với nhau.
  3. Bản nhạc gồm ba hoặc bốn chương có chung nhịp điệu.
  4. Bản nhạc gồm nhiều chương khác nhau về nhịp điệu nhưng không nối tiếp nhau.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Nội dung của bài đọc Bét-tô-ven và Bản xô-nát Ánh trăng là gì?

  1. Một câu chuyện xúc động nói về nhạc sĩ thiên tài Bét-tô-ven.
  2. Cảm xúc của Bét-tô-ven trước tình cảm của hai cha con.
  3. Tài năng thiên bẩm của Bét-tô-ven.
  4. Ca ngợi những con người nghèo khổ yêu nghệ thuật.

Câu 2: Vì sao bản nhạc Bét-tô-ven dành tặng cô gái mù lại có tên là “Bản xô-nát Ánh trăng”?

  1. Vì bản xô-nát Ánh trăng ra đời vào một đêm trăng sáng.
  2. Vì bản xô-nát Ánh trăng là sự xúc động của Bét-tô-ven trước tình cảm của người cha dành cho con gái.
  3. Vì bản xô-nát Ánh trăng là thành quả khi Bét-tô-ven giúp cô gái mù thực hiện ước mơ được ngắm nhìn ánh trăng trên dòng Đa-nuýp.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Nhờ đâu Bét-tô-ven có được cảm hứng đế sáng tác bản xô-nát Ánh trăng?

  1. Sự yêu thích của ông trước cảnh đẹp đêm trăng.
  2. Sự mong muốn được nổi tiếng hơn nữa của ông.
  3. Sự xúc động trước tình cảm người cha dành cho con gái và tiếng dương cầm da diết của người thiếu nữ mù mà ông đã bất ngờ bắt gặp trong một đêm trăng huyền ảo.
  4. Sự đam mê âm nhạc.

Câu 4: Qua câu chuyện trên, có thể thấy Bét-tô-ven là người như thế nào?

  1. Một nhạc sĩ giỏi và yêu thích cái đẹp.
  2. Một nhạc sĩ tài hoa và giàu lòng nhân ái.
  3. Một nhạc sĩ đem theo nhiều nỗi phiền muộn.
  4. Một nhạc sĩ có thiên phú.

Câu 5: Câu nào dưới đây không đúng khi tả cảm xúc và tiếng đàn của Bét-tô-ven ?

  1. Niềm xúc động trào lên trong lòng, cảm xúc mãnh liệt, thanh cao.
  2. Những nốt nhạc kì diệu, lấp lánh.
  3. Tiếng đàn réo rắt, du dương, ngập tràn sự buồn tẻ.
  4. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Bài đọc Bét-tô-ven và Bản xô-nát Ánh trăng muốn nói điều gì với chúng ta?

  1. Tự tin vào bản thân.
  2. Phải đối xử với mọi người một cách chân thành.
  3. Phải biết cảm thông trước khó khăn của người khác và tìm ra vẻ đẹp tâm hồn của con người và cuộc sống xung quanh.
  4. Lòng nhân ái là một đức tính quí báu.

Câu 2: Từ nào dưới đây chỉ đặc điểm của tiếng nhạc được đề cập đến trong bài?

  1. Da diết.
  2. Huyền ảo.
  3. Lung linh.
  4. Sáng chói.

Câu 3: Từ nào dưới đây chỉ đặc điểm của dòng sông được nhắc đến trong bài?

  1. Du dương.
  2. Xinh đẹp.
  3. Ầm ĩ.
  4. Náo nhiệt.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Nhạc sĩ là người chuyên sáng tác hoặc biểu diễn âm nhạc. Vậy người chuyên sáng tác hoặc biểu diễn nghệ thuật được gọi là?

  1. Họa sĩ.
  2. Nghệ sĩ.
  3. Ca sĩ.
  4. Tiến sĩ.

Câu 2: Âm nhạc là tên một ngành nghệ thuật. Từ nào dưới đây không phải là tên của một ngành nghệ thuật?

  1. Kịch nói.
  2. Điêu khắc.
  3. Dệt vải.
  4. Hội họa.

 

=> Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối ôn tập bài 23: Bài đọc: Bét-tô-ven và bản xô-nát Ánh trăng. Luyện từ và câu - Luyện tập về tính từ. Tìm hiểu cách viết đơn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay