Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 25 Luyện từ và câu: Lựa chọn từ ngữ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 25 Luyện từ và câu: Lựa chọn từ ngữ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN BÀI 25
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LỰA CHỌN TỪ NGỮ
(19 CÂU)
- TRẮC NGHIỆM
- NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Từ bao gồm mấy phần?
- Gồm ba phần: nghĩa, hình thức âm đọc, nội dung
- Gồm hai phần: nội dung và hình thức
- Gồm một phần: nội dung từ biểu đạt
- Không phân chia được
Câu 2: Từ tiếng Việt được chia làm mấy loại?
- 2
- 3
- 4
- 5
Câu 3: Tìm cặp từ trái nghĩa với nhau trong các từ dưới đây:
- Thông minh - sáng dạ
- Cần cù - chăm chỉ
- Nhỏ bé - tí hon
- Siêng năng - lười nhác
Câu 4: Cặp từ nào dưới đây viết đúng chính tả?
- Cư xử, lịch xự.
- Cơm chín, chiến đấu
- Dản dị, huơ vòi
- Lam nũ, rản dị
Câu 5: Trong câu “Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền”, từ chỉ hoạt động là:
- Vất vả.
- Đồng tiền
- Làm lụng.
- Mới biết
- THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Chọn các từ ngữ thích hợp dưới đây điền vào chỗ trống để tạo câu có hình ảnh so sánh. “Tiếng ve đồng loạt cất lên như…………”
- tiếng dế kêu
- một dàn đồng ca
- đàn chim hót
- đàn ong ca
Câu 2: Điền từ so sánh vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho phù hợp “Đêm ấy, trời tối đen ..... mực.”
- có
- tựa
- là
- như
Câu 3: Tác dụng của lựa chọn từ ngữ đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản thể hiện điều gì?
- Để biểu đạt cùng một ý nghĩa, có thể dùng nhiều từ ngữ khác nhau.
- Việc dùng từ ngữ chính xác hoặc độc đáo làm cho câu văn thêm sinh động.
- Lựa chon từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà người nói (viết) muốn thể hiện.
- Tất cả các ý trên đúng
Câu 4: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “Bác Hồ đã .... để lại muôn vàn nỗi nhớ thương cho con cháu của Người.”
- Đi nhanh
- Đi dạo
- Đi xa
- Đi khuất
Câu 5: Yếu tố “tri” trong từ “tri âm” có nghĩa là gì?
- Hiểu biết
- Tri thức
- Hiểu
- Nhìn thấy
Câu 6: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?
- Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
- Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
- Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
- Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị
Câu 7: Tìm từ chỉ hoạt động trong câu:
“Nước trong leo lẻo cá đớp cá
Trời nắng chang chang người trói người”
- nước, cá, người.
- nắng chang chang, nước trong veo.
- đớp, trói.
- Tất cả đều sai
Câu 8: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “Xe tôi bị hỏng vì vậy tôi .... đi bộ đi học.”
- Bị
- Được
- Cần
- Phải
Câu 9: Theo em hiểu từ “Học lỏm” có nghĩa là?
- nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
- học và luyện tập để có hiểu biết và có kỹ năng.
C.học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát)
- tìm tòi, hỏi han để học tập.
Câu 10: Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây?
- Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, xe chỉ, xích lô, tàu điện.
- Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, sách giáo khoa, vở.
- Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cau, cây gạo, cây bàng, cây cọ.
- Nghệ thuật: âm nhạc, vũ đạo, văn học, điện ảnh, hội họa.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Với câu “Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao.” có thể dùng từ kiểu để thay cho từ vẻ được không? Vì sao?
- Không thể, vì kiểu gắn với những từ chỉ sự vật, loài vật còn vẻ gắn với con người.
- Không thể, vì kiểu không nêu được hết ý nghĩa của hình dáng, tính cách còn vẻ thì lại thường được dùng để nói về tính chất của sự vật.
- Có thể, vì nó cùng mang tính chất chỉ hình dáng, tính cách của sự vật.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Khi giải thích "Cầu hôn: xin được lấy làm vợ" là đã giải thích nghĩa của từ bằng cách nào?
- Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Kết hợp giữa dùng từ đồng nghĩa với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích.
Câu 3: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau và giải thích lí do lựa chọn: “Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ ..... của người xem.”
- Nồng nhiệt - chọn từ “nồng nhiệt” thể hiện sự ủng hộ, động viên từ phía người khác dành cho mình.
- Tưng bừng - chọn từ “tưng bừng” thể hiện sự ồn ào, nhộn nhịp, làm vui vẻ không khí của ngày hội.
- Náo động - chọn từ “náo động” thể hiện sự rộn ràng, sôi nổi trong ngày hội.
- Nhiệt tình - chọn từ “nhiệt tình” thể hiện sự hưng phấn, tích cực, đem lại cảm giác gần gũi thoải mái cho mọi người
- VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)
Câu 1: Nối từ ngữ ở cột A với lời giải nghĩa thích hợp ở cột B
1. Khu bảo tồn thiên nhiên | a. Là nơi lưu trữ nhiều loại động vật và thực vật |
2. Khu bảo tồn đa dạng sinh học | b. Khu vực dành cho dân cư sinh sống |
3. Khu dân cư | c. Khu vực trong đó có các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ giữ gìn lâu dài |
- 1-b; 2-c; 3-a
- 1-a; 2-c; 3-b
- 1-c; 2-a; 3-b
- 1-c; 2-b; 3-a
=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối Bài 25: Khu bảo tồn động vật hoang dã Ngô-rông-gô-rô