Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 29 Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu câu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 29 Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu câu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN

BÀI 29

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ DẤU CÂU

(19 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Các lỗi cần tránh về dấu câu là gì?

  1. Thiếu dấu ngắt câu hoặc dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
  2. Thiếu dấu thích hợp để ngắt các bộ phận của câu khi cần thiết.
  3. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu với nhau.
  4. Tất cả các lỗi trên.

Câu 2: Dấu ngoặc đơn có kí hiệu như thế nào?

  1. “ ”
  2. ( )
  3. / \
  4. ‘ ’

Câu 3: Câu nào dưới đây là sai?

  1. Công dụng của dấu ngoặc đơn là đánh dấu phần chú thích.
  2. Công dụng của dấu ngoặc đơn là đánh dấu phần bổ sung thêm.
  3. Công dụng của dấu ngoặc đơn là đánh dấu phần thuyết minh.
  4. Cả ba ý trên đều đúng

Câu 4: Dấu gạch ngang khác dấu gạch nối như thế nào?

  1. Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
  2. Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
  3. Dấu gạch ngang được sử dụng nhiều hơn dấu gạch nối.
  4. Cả A và B đều đúng.

Câu 5: Tác dụng của dấu ngoặc đơn là gì?

  1. Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó
  2. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép)
  3. Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung,...)
  4. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang

Câu 6: “Công dụng dùng để đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp, đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai, đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,...” được dẫn là của dấu nào?

  1. Dấu ngoặc kép
  2. Dấu ngoặc đơn
  3. Dấu hai chấm
  4. Dấu chấm

Câu 7: Dòng nào không phải là công dụng của dấu gạch ngang?

  1. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép
  2. Đánh dấu bộ phận chú thích hay giải thích trong câu
  3. Đặt trước những lời đối thoại
  4. Đặt trước bộ phận liệt kê, đặt giữa các liên số…

Câu 8: Dấu gạch ngang có công dụng gì?

  1. Đánh dấu bộ phận chú thích hay giải thích trong câu
  2. Đặt trước những lời đối thoại
  3. Đặt trước bộ phận liệt kê, đặt giữa các liên số…
  4. Tất cả các ý trên

Câu 9: Phan Bội Châu (1867 – 1940) quê ở làng Đan Nhiệm (nay thuộc xã Nam Hoà), huyện Nam Đàn,, tỉnh Nghệ An nổi tiếng học giỏi. Sau khi đỗ đầu kì thi Hương vào năm 1900, cụ đã hiến thân cho sự nghiệp cứu nước.

  1. Bổ xung thông tin về năm sinh năm mất và quê quán của tác giả
  2. Bổ xung thông tin về cuộc đời tác giả
  3. Bổ xung thông tin về gia đình của tác giả
  4. Cả 3 đáp án đều đúng

 

Câu 10: Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp?

  1. Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão xử với tôi như thế này vậy?”
  2. Kết cục, anh chàng “ hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
  3. “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng) chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bất hòa.
  4. Chỉ cái thứ "mặt sắt" mà "ngây vì tình" ấy quả không lấy gì làm đẹp.
  1. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có nghĩa là gì?

"Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:

- Cháu con ai?

- Thưa ông, cháu là con ông Thư."

  1. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
  2. Đánh dấu phần chú thích.
  3. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
  4. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

Câu 2: Câu văn sau sử dụng dấu ngoặc kép có tác dụng gì?

Thế là ô tô ông Va-ren chạy qua giữa hai hàng rào con người, lưng khom lại khi ngài đến gần. Cùng lúc, một tiếng rào rào nổi lên: “Lạy quan lớn! Bẩm lạy quan lớn ạ!”.

  1. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  2. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
  3. Đánh dấu lời đối thoại được dẫn trong câu văn.
  4. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.

Câu 3: Trường hợp nào dưới đây có thể thay dấu gạch ngang bằng dấu ngoặc đơn?

  1. Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang: - Bác trai đã khá rồi chứ?
  2. Chồng chị - anh Dậu tuy mới 26 tuổi nhưng đã học nghề làm ruộng đến mười bảy năm.
  3. Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận: - Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.
  4. Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác truyền thông.

Câu 4: Con hãy lựa chọn vị trí thích hợp để đặt dấu câu trong câu sau

“Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa ba ơi, con xin phép đi học nhóm.”

  1. Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa ba ơi, con xin phép: “đi học nhóm”.
  2. Dắt xe ra cửa, tôi: “Lễ phép thưa ba ơi, con xin phép đi học nhóm.”
  3. Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa: “Ba ơi, con xin phép đi học nhóm.”
  4. Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa ba ơi: “Con xin phép đi học nhóm.”

Câu 5: Tìm những câu có chứa dấu gạch ngang (dấu -) trong đoạn văn sau

 “Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:

- Cháu con ai?

- Thưa ông, cháu là con ông Thư.”

  1. - Cháu con ai?; - Thưa ông, cháu là con ông Thư
  2. Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi
  3. – Cháu con ai?
  4. – Thưa ông, cháu là con ông Thư

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Trong khổ thơ sau, dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng mang ý nghĩa gì?

Có bạn tắc kè hoa

Xây "lầu" trên cây đa

Rét, chơi trò đi trốn

Đợi ấm trời mới ra.

  1. Dấu ngoặc kép được dùng trong trường hợp này chính là để đánh dấu từ “lầu” được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
  2. Dấu ngoặc kép được dùng trong trường hợp này chính là để trích dẫn lại một câu nói.
  3. Dấu ngoặc kép được dùng trong trường hợp này chính là để trích dẫn lại một câu danh ngôn của ai đó.
  4. Cả A, B, C

Câu 2: Nối tác dụng của dấu gạch ngang với phần ví dụ thích hợp:

1. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu.

a) Đứng ở đây nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên trái là đỉnh Ba Vì vời vọi, nơi Mị Nương Ngọc Hoa - con gái Hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.

2. Dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

“…Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

– Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà”.

3. Dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói

c) Thiếu nhi tham gia các công tác xã hội:

- Tham gia tuyên truyền, cổ động cho các phong trào.

- Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lớp và xóm làng.

- Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, giúp đỡ người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn.

  1. 1-c; 2-b; 3-a
  2. 1-b; 2-a; 3-c
  3. 1-a; 2-c; 3-b
  4. 1-a; 2-b; 3-c

Câu 3: Quan sát câu sau và chọn đáp án đúng nhất: “Phong Nha gồm hai bộ phận: Động Khô và Động Nước”. Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn không? Giải thích?

  1. Có thể thay dấu hai chấm ở câu trên bằng dấu ngoặc đơn, tuy nhiên khi thay, nghĩa cơ bản của câu sẽ thay đổi.
  2. Có thể thay dấu hai chấm ở câu trên bằng dấu ngoặc đơn, nghĩa của câu cơ bản không thay đổi, nó sẽ có tác dụng là bổ sung thông tin.
  3. Không thể thay dấu hai chấm ở câu trên bằng dấu ngoặc đơn, vì vế Động Khô và Động Nước không thuộc phần chú thích, và nó không còn là một câu trọn vẹn.
  4. Tất cả các đáp trên sai.
  1. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có nghĩa là gì?

"Con cá sấu này màu da xám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc chừng ba đốt ngón tay, trông dễ sợ. Cái đuôi dài – bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã bị trói xếp vào bên mạng sườn."

  1. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
  2. Đánh dấu phần chú thích hay giải thích trong câu.
  3. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
  4. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

 

=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối Bài 29: Lễ hội ở Nhật Bản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay