Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối Bài 29: Lễ hội ở Nhật Bản
Giáo án Bài 29: Lễ hội ở Nhật Bản sách Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 4 KNTT. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối Bài 29: Lễ hội ở Nhật Bản
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 29: LỄ HỘI Ở NHẬT BẢN
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng bài Lễ hội ở Nhật Bản, biết nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện thông tin quan trọng về lễ hội ở Nhật Bản, thể hiện niềm tự hào của các bạn nhỏ Nhật Bản về lễ hội trên đất nước mình.
- Biết được một số lễ hội đặc trưng của Nhật Bản (về thời gian tổ chức lễ hội, ý nghĩa của lễ hội, các hoạt động diễn ra trong lễ hội,...); thấy được vẻ đẹp của một đất nước từ sự quan tâm, yêu thương của toàn xã hội dành cho thiếu nhi. Hiếu điều tác giả muốn nói qua thông tin về một số lễ hội ở Nhật Bản.
- Luyện tập sử dụng các dấu câu đã học theo công dụng cụ thể: dấu gạch ngang để đánh dấu các ý liệt kê và nối từ ngữ trong một liên danh; dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tác phẩm hoặc tài liệu; dấu ngoặc đơn để đánh dấu phần chú thích.
- Biết thực hành viết thư điện tử trong tình huống cụ thể.
- Thêm yêu lễ hội, yêu truyền thống văn hoá của quê hương; ham mê đọc sách báo để hiểu biết thêm về phong tục, tập quán, về thiên nhiên và cuộc sống tươi đẹp của các quốc gia trên thế giới.
- Phát triển óc tưởng tượng, thể hiện ước mơ trong sáng của bản thân.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng trí tưởng tượng phong phú.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, mô hình sáng chế độc đáo các em thấy có ích hoặc do các em tự làm phục vụ cho cuộc sống trong tương lai.
- Tranh ảnh, tư liệu về lễ hội ở Nhật Bản và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1: ĐỌC | |
ÔN BÀI CŨ - GV mời 2 HS đọc nối tiếp bài Chuyến du lịch thú vị. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có những hiểu biết gì về Pa-ri sau khi đọc bài “Chuyến du lịch thú vị”? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. - GV chốt đáp án: Pa-ri là nơi lưu giữ rất nhiều công trình kiến trúc lịch sử, có nhiều điểm du lịch nổi tiếng khắp thế giới. Người dân Pa-ri rất lịch sự, mến khách. Tháp Ép-phen là niềm tự hào của người dân Pa-ri... A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Chia sẻ cùng bạn: Em biết gì về đất nước Nhật Bản? - GV trình chiếu một số tranh ảnh về Nhật Bản: - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV giới thiệu về đất nước Nhật Bản: + Nhật Bản còn gọi là “xứ sở mặt trời mọc”, “xứ sở hoa anh đào”... + Quốc kì Nhật Bản còn được gọi là “lá cờ mặt trời”, “vòng tròn mặt trời”, được thiết kế đơn giản với nền trắng và một vòng tròn màu đỏ ở trung tâm. Màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết và chính trực, màu đỏ tượng trưng cho sự chân thành và nhiệt tình. + Địa hình chủ yếu của Nhật Bản là đồi núi; nhiều núi lửa, ngọn núi cao nhất là Phú Sĩ cao hơn 3776 m. Nhật Bản thường xuyên phải hứng chịu các trận động đất và sóng thần. + Người Nhật rất chăm chỉ, tập trung vào công việc, đi đúng giờ, có ý thức cộng đồng (thể hiện rõ qua những trận động đất, sóng thần,...). + Trang phục truyền thống của Nhật: ki-mô-nô; những món ăn truyền thống: su-si (cơm trộn giấm kết hợp với thịt, cá, hải sản và các loại rau củ quả tươi), sa-si-mi (hải sản tươi sống), tem-pu-ra (món rắn hải sản),... - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr.127, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: - GV dẫn dắt vào bài đọc: Bài đọc Lễ hội ở Nhật Bản sẽ đưa các em tới vùng đất Nhật Bản, nơi có nhiều lễ hội độc đáo, nhiều lễ hội rất ý nghĩa và thú vị dành cho thiếu nhi. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được cả bài Lễ hội ở Nhật Bản với giọng đọc diễn cảm. - Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai. - Luyện đọc cá nhân, theo cặp. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc phần Từ ngữ SGK tr.126: + Búp bê Hi-na: búp bê dùng trong lễ hội, được làm bằng gỗ hoặc vải độn rơm có trang phục gồm nhiều lớp cầu kì. + Bánh hi-si-mô-chi: bánh làm từ gạo nếp, dẻo thơm và rất mềm. - GV đọc cả bài: ngữ điệu chung: to, rõ ràng, không cần diễn cảm. - GV mời 3 HS đọc nối tiếp các đoạn. + Đoạn 1: từ đầu đến xứ sở hoa anh đào (giới thiệu về lễ hội Hoa anh đào ở Nhật Bản). + Đoạn 2: tiếp theo đến bánh hi-si-mô-chi (giới thiệu về lễ hội Búp bê ở Nhật Bản). + Đoạn 3: còn lại (giới thiệu về tết Thiếu nhi ở Nhật Bản) - GV hướng dẫn HS đọc: + Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: xứ sở, quay quần, hi-si-mô-chi, nghỉ lễ,... + Ngắt giọng với câu dài: Trên nóc nhà,/ mỗi gia đình/ thường treo dải đèn lồng: cá chép sặc sỡ,/ để thể hiện sức mạnh/ và ý chí kiên cường. - GV mời 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn trước lớp.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, mỗi HS đọc tiếp nối một đoạn. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt. - GV mời 2 - 3 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Hiểu các từ ngữ ngữ chưa hiểu. - Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. - Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc Lễ hội ở Nhật Bản. b. Cách tiến hành - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Ở Nhật Bản, lễ hội nào được xem là lớn nhất, lâu đời nhất? + GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm (4 HS). + GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Lễ hội Hoa anh đào được coi là lễ hội lâu đời nhất, lớn nhất. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Có những hoạt động gì trong lễ hội lớn nhất, lâu đời nhất đó? + GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4HS). Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp. + GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. + GV chốt đáp án: Trong lễ hội Hoa anh đào người ta tổ chức rất nhiều hoạt động: ngắm hoa, ăn liên hoan, hát hò, nhảy múa,... - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Lễ hội Búp bê và tết Thiếu nhi ở Nhật Bản có những điểm gì khác nhau? + GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm (4 HS). · Lễ hội dành cho ai? · Lễ hội có ý nghĩa gì? · Lễ hội được tổ chức vào thời gian nào? · Có hoạt động nào trong lễ hội? + GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, chốt đáp án: · Lễ hội Búp bê dành cho các bé gái. Tết Thiếu nhi dành cho các bé trai. · Lễ hội Búp bê được tổ chức vào ngày 03 tháng 3 hằng năm. Tết Thiếu nhi được tổ chức vào ngày 05 tháng 5 hãng năm. · Lễ hội Búp bê cầu may mắn và sức khoẻ cho các bé gái. Tết Thiếu nhi thể hiện ước mong về sức khoẻ và sự thành công cho các bé trai. · Trong lễ hội Búp bê mọi người trưng bày nhiều búp bê Hi na trong căn phòng đẹp nhất của gia đình, quây quần bên nhau, ăn cơm đậu đỏ và ăn bánh hi si mô chi. Trong tết Thiếu nhi, các gia đình thường treo những dải cờ hình cá chép sặc sỡ, nhiều màu trên nóc nhà. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Trong những lễ hội được nói đến ở bài đọc, em thích lễ hội nào nhất? Vì sao? + GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS). + GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV khen ngợi những HS có ý kiến hay, trình bày rõ ràng, rành mạch. + GV mời những HS có đáp án khác phát biểu. + GV nhận xét, khen ngợi HS có suy nghĩ riêng. + GV ghi nhận đáp án hợp lí: Thích nhất lễ hội Búp bê. Vì lễ hội này thể hiện sự yêu thương, sự quan tâm tới các bé gái; Trong lễ hội có nhiều búp bê đẹp. Lễ hội lại rất vui: mọi người quây quần bên nhau cùng ăn cơm đậu đỏ, bánh hi-si-mô chi,... - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 5: Ở Việt Nam có những ngày lễ, ngày tết nào dành cho trẻ em? Hãy kể lại một số hoạt động được trẻ em yêu thích trong những ngày lễ, ngày tết đó. + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi trao đổi theo nhóm. + GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có?). + GV nhận xét, ghi nhận đáp án hợp lí: Ở Việt Nam có tết Thiếu nhi (01/6), có tết Trung thu (Rằm tháng Tám),... dành cho trẻ em. Trong ngày lễ, ngày tết đó, có một số hoạt động được trẻ em yêu thích: được người lớn tặng quả, đi chơi công viên, phá cỗ trông trăng, xem và biểu diễn văn nghệ, tặng quà các bạn có hoàn cảnh đặc biệt,.... Hoạt động 3: Luyện đọc lại. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tự đọc được diễn cảm cả bài Lễ hội ở Nhật Bản. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc: + Làm việc cả lớp: - GV mời đại diện 3 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp. - GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm, cách ngắt hơi, thay đổi ngữ điệu. + Làm việc theo nhóm: phân vai đọc vở kịch. - GV tổ chức thi đọc hay giữ các nhóm. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Lễ hội ở Nhật Bản, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Chia sẻ với người thân về bài đọc. + Đọc trước tiết học sau: Luyện từ và câu SGK tr.129. |
- HS đọc bài. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS quan sát.
- HS trình bày ý kiến trước lớp. - HS lắng nghe.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS đọc SGK.
- HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo. - HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc.
- HS đọc bài trước lớp, các HS khác đọc nhẩm theo.
- HS làm việc các nhân. - HS đọc bài trước lớp, các HS khác đọc thầm theo. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS thực hiện - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc theo hướng dẫn. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc bài. - HS đọc bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
|
TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU – LUYỆN TẬP VỀ DẤU CÂU. | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách thức tiến hành - GV cho HS chơi trò chơi theo nhóm qua link sau https://quizizz.com/join?gc=181583&source=liveDashboard - GV tổng kết, khen ngợi HS tham gia tích cực. - GV dẫn dắt vào bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Dùng dấu câu thích hợp thay cho bông hoa và nêu công dụng của dấu câu đó. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Xác định công dụng của dấu câu. b. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1: Dùng dấu câu thích hợp thay cho bông hoa và nêu công dụng của dấu câu đó. - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét và chốt đáp án: Dấu câu thay thế cho bông hoa là dấu gạch ngang. Dấu gạch ngang ở đây có 2 công dụng: + Nối các từ ngữ trong một liên danh (Việt – Lào). + Đặt ở đầu dòng để đánh dấu các ý liệt kê (liệt kê những thắng cảnh ở đất nước Lào). Hoạt động 2: Đoạn văn dưới đây đã bị lược bỏ dấu ngoặc kép và dấu ngoặc đơn. Hãy cho biết những dấu câu đó được đặt ở đâu. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: -Xác định cách dùng và vị trí dấu câu. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập 2: Đoạn văn dưới đây đã bị lược bỏ dấu ngoặc kép và dấu ngoặc đơn. Hãy cho biết những dấu câu đó được đặt ở đâu. - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân. - GV mời 2 – 3 HS trình bày câu trả lời trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. - GV chốt lại: + a. “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” là phim hoạt hình nổi tiếng của Oan Đi-xni. Phim được chuyển thể từ câu chuyện “Nàng Bạch Tuyết” trong tập “Truyện cổ Grim”. + b. Trần Văn Cẩn (1910 – 1994) là hoạ sĩ tài năng bậc nhất Việt Nam. Ông sáng tác bức tranh “Em Thuỷ” (1943) dựa trên nguyên mẫu cô cháu gái đáng yêu của mình. Bức tranh đã được chuyên gia người Ô xtrây-li-a phục chế năm 2004. Hoạt động 3: Đặt 1 – 2 câu có sử dụng một trong các dấu câu sau. a.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Ứng dụng được cách sử dụng của dấu câu. b. Cách tiến hành:
|
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe. - HS chuẩn bị vào bài mới.
- HS đọc yêu cầu.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS phát biểu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức đủ cả năm