Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 29 Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu gạch ngang

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 29 Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu gạch ngang. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ

BÀI 29: Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ DẤU GẠCH NGANG

(15 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU) 

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Dấu gạch ngang được viết là ( − ).
  2. Dấu gạch ngang là một dấu câu của tiếng Việt.
  3. Dấu gạch ngang có nhiều tác dụng.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Dấu gạch ngang có tác dụng gì?

  1. Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
  2. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
  3. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Dưới đây đâu không phải là tác dụng của dấu gạch ngang?

  1. Chú thích.
  2. Nối các từ nằm trong một liên danh.
  3. Nối các tiếng trong tên người gồm nhiều tiếng.
  4. Liệt kê.

Câu 4: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong câu dưới đây?

Năm 1976, thành phố Sài Gòn ­­­Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

  1. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  2. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
  3. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
  4. Không có đáp án nào đúng.

Câu 5: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?

Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi :

- Cháu con ai ?

- Thưa ông, cháu là con ông Thư.

  1. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  2. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
  3. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
  4. Không có đáp án nào đúng.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Câu 1: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?

Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối – thứ âm thanh đơn điệu triền miên ấy ru ngủ thính giác, càng làm mòn mỏi và làm đuối dần đi tác dụng phân biệt của thị giác con người trước cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu.

(Đoàn Giỏi)

  1. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  2. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
  3. Chú thích.
  4. Không có đáp án nào đúng.

Câu 2: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?

Hội hữu nghị và hợp tác Việt  – Pháp được thành lập ngày 02 tháng 7 năm 1995. Hoạt động của Hội nhằm tăng cường đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Pháp.

  1. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  2. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
  3. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
  4. Chú thích.

Câu 3: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?

Đốm và Mun im lặng, ngắm những bông hoa chiều tàn tím biếc. Đốm hỏi:

Sao lại gọi là hoa chiều tàn?

Là bởi vì trưa nở, chiều tàn.

Đằng ấy giỏi thật! Gì cũng biết!

Mun được khen phổng mũi, cao hứng nói tiếp:

Còn hoa mười giờ, thì cứ đúng mười giờ là nở bung.

(Theo Trần Đức Tiến)

  1. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  2. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
  3. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
  4. Chú thích.

Câu 4: Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong đoạn sau?

Từ khi thành lập đến nay, Hội hữu nghị Việt Pháp đã hỗ trợ làm cầu nối cho sự hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, văn hóa thể thao,… giữa các tổ chức và cá nhân của Việt Nam với đối tác Pháp.

(Hằng Phương tổng hợp)

  1. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  2. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
  3. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
  4. Không có đáp án nào đúng.

Câu 5: Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong câu sau?

Một bữa Pad đi đâu về khuya, thấy bố mình một viên chức tài chính vẫn cặm cụi trước bàn làm việc.

  1. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  2. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
  3. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
  4. Không có đáp án nào đúng.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Câu 1: Dấu gạch ngang giống dấu gạch nối ở điểm gì?

  1. Cùng được viết theo chiều ngang.
  2. Cùng được viết theo chiều dọc.
  3. Đều được gạch chéo.
  4. Đều được viết bằng một nét.

 

Câu 2: Đoạn đã cho dưới đây sử dụng dấu gì?

Con cá sấu này da màu xám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc chừng ba đốt ngón tay, trông dễ sợ. Cái đuôi dài – bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.

  1. Dấu hai chấm.
  2. Dấu gạch ngang.
  3. Dấu gạch nối.
  4. Dấu ngoặc.

Câu 3: Câu đã cho dưới đây sử dụng dấu gì?

Ma-ri Quy-ri là nhà bác học người Pháp gốc Ba Lan. Bà đã giành được nhiều danh hiệu và giải thưởng.

  1. Dấu hai chấm.
  2. Dấu gạch ngang.
  3. Dấu gạch nối.
  4. Dấu ngoặc.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Câu 1: Dấu dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng là dấu gì?

  1. Dấu gạch ngang.
  2. Dấu gạch nối.
  3. Dấu hai chấm.
  4. Dấu ngoặc.

Câu 2: Dấu gạch ngang còn là dấu gì trong toán học?

  1. Dấu âm.
  2. Dấu trừ.
  3. Dấu dương.
  4. Cả A và B.

 

=> Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối ôn tập bài 29: Bài đọc: Ở Vương quốc Tương Lai. Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu gạch ngang. Viết bài văn miêu tả con vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay