Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 31 Viết: Tìm hiểu cách viết thư

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 31 Viết: Tìm hiểu cách viết thư. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ

BÀI 31: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

VIẾT: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT THƯ

(15 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Một bức thư thường gồm mấy phần?

  1. 3 phần.
  2. 4 phần.
  3. 5 phần.
  4. 6 phần.

Câu 2: Tình huống nào sau đây cần viết thư?

  1. Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  2. Xin tham gia câu lạc bộ.
  3. Thăm hỏi một người bạn ở xa.
  4. Ghi lại trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt lớp.

Câu 3: Nội dung phần đầu bức thư thường gồm những gì?

  1. Địa điểm và thời gian viết thư.
  2. Lời thưa gửi đầu thư.
  3. Lời chào đầu thư.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Phần chính của bức thư thường gồm những gì?

  1. Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.
  2. Chia sẻ tin tức của người viết thư.
  3. Cả A và B.
  4. Lời chào.

Câu 5: Lời chúc thường nằm ở phần nào của bức thư?

  1. Phần đầu.
  2. Phần chính.
  3. Phần cuối.
  4. Không nằm ở phần nào hết.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Đọc bức thư dưới đây và trả lời câu hỏi.

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2022

Phú thân mến!

Vậy là đã ba tháng trôi qua từ lúc Phú theo gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Ở đây, mình và các bạn ở lớp vẫn khỏe. Lớp mình vừa thi giữa kì vào cuối tuần trước, mọi người đều làm bài tốt. Suốt mấy tuần học, mình đã rất chăm chỉ phát biểu nên được cô khen và cho nhiều điểm 9, điểm 10. Mình còn tham gia thi chạy tiếp sức trong hội thao hôm 20 tháng 11 đấy.

Còn Phú thì sao? Cuộc sống ở trường mới của cậu thế nào? Hãy kể cho mình nghe trong thư tớ nhé!

Mình rất mong sớm nhận được hồi âm của cậu! Luôn mạnh khỏe và bình an nhé!

Bạn thân

Tuyết Nhi

Câu 1: Thư trên của ai gửi cho ai?

  1. Thư của Tuyết Nhi gửi cho Minh Tú.
  2. Thư của Phú gửi cho Tuyết Nhi.
  3. Thư của Tuyết Nhi gửi cho Phú.
  4. Thư của Nhi gửi cho Tú.

Câu 2: Nội dung chính của bức thư là gì?

  1. Viết thư thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình ngắn gọn của lớp.
  2. Viết thư hỏi về quá trình học tập ở chỗ mới của bạn.
  3. Viết thư hỏi thăm cuộc sống mới của bạn.
  4. Viết thư cho bạn trường khác làm quen.

Câu 3: Phần cuối của bức thư không bao gồm nội dung nào dưới đây?

  1. Lời chúc.
  2. Chữ kí.
  3. Chờ phản hồi.
  4. Địa điểm viết thư.

Câu 4: Bức thư được viết ở đâu?

  1. Sài Gòn.
  2. Hà Nội.
  3. Đồng Nai.
  4. Quảng Ngãi.

Câu 5: Từ nào dưới đây thể hiện lời thưa gửi trong bức thư?

  1. Thân mến.
  2. Kính mến.
  3. Thân yêu.
  4. Kính yêu.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Đọc bức thư dưới đây và trả lời câu hỏi.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 11 năm 2022

Bạn Nghĩa thân mến!

Mình là Quách Ái Nga học sinh lớp 3/2 Trường Tiểu học Kết Đoàn. Hôm nay, đọc báo Thiếu niên Tiền Phong, mình rất khâm phục về tấm gương vượt khó trong học tập và trở thành học sinh giỏi Văn cấp tỉnh của bạn.

Mình cũng được vinh dự có tên trong đội tuyển học sinh giỏi Toán của trường. Qua bức thư này, chúng ta sẽ kết thân, trao đổi kinh nghiệm học tập để cùng nhau học tốt hơn được không? Kèm theo thư, mình có gửi đến bạn một số sách đọc. Hi vọng với số sách này, bạn sẽ viết văn hay hơn nữa.

Mong thư hồi âm của bạn.

Chúc bạn khỏe!

Kí tên

Ngọc Hà

Câu 1: Nội dung của bức thư là gì?

  1. Muốn kết bạn, giao lưu trao đổi kinh nghiệm học tập.
  2. Muốn gặp bạn mới.
  3. Muốn bạn chỉ cho cách học giỏi văn.
  4. Muốn làm quen với bạn.

Câu 2: Bức thư được viết ở đâu?

  1. Hà Nội.
  2. Hồ Chí Minh.
  3. Cần Thơ.
  4. Đà Nẵng.

Câu 3: Phần cuối của bức thư là gì?

  1. Lời chúc, hứa hẹn.
  2. Chữ kí người viết thư.
  3. Thời gian viết thư.
  4. Cả A và B.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Có thể nhận xét được điều gì về thư?

  1. Phải ghi rõ thời gian, địa điểm, tên người viết thư cũng như người nhận thư.
  2. Cuối thư có thể là lời chúc, sự mong chờ hồi âm, chữ kí.
  3. Cả A và B.
  4. Viết thư không cần theo khuôn mẫu.

Câu 2: Khi viết thư nên sử dụng từ ngữ như thế nào?

  1. Dài dòng.
  2. Đơn giản, dễ hiểu.
  3. Chi tiết cặn kẽ.
  4. Không sai chính tả.

 

=> Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối ôn tập bài 31: Bài đọc - Nếu chúng mình có phép lạ. Luyện từ và câu: Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ. Tìm hiểu cách viết thư

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay