Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 32 Đọc: Anh Ba

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 32 Đọc: Anh Ba. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ

BÀI 32: ANH BA

ĐỌC: ANH BA

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Hồi ở Sài Gòn, anh Ba được bạn đưa đi đâu?

  1. Đến một tiệm cà phê của Pháp để xem đèn điện, xem chiếu bóng và máy nước.
  2. Đến một tiệm cà phê của Anh để xem kịch.
  3. Đưa đi xem múa rối nước.
  4. Đi nghe giảng tiếng Pháp.

Câu 2: Trước khi đề nghị anh Lê ra nước ngoài với mình, anh Ba đã hỏi anh Lê những gì?

  1. Anh có yêu nước không?
  2. Anh có thể giữ bí mật không?
  3. Cả A và B.
  4. Anh có tiền không?

Câu 3: Mục đích ra nước ngoài của anh Ba là gì?

  1. Đi xem cuộc sống của người dân ở các nước phát triển.
  2. Đi du lịch muôn nơi.
  3. Học tập, tìm hiểu về các nước phát triển khác và trở lại giúp nước ta.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Từ mạo hiểm có nghĩa là gì?

  1. Phiêu lưu, trải nghiệm những điều mới mẻ.
  2. Liều lĩnh làm một việc dù biết là nguy hiểm, có thể gây ra hậu quả tai hại.
  3. Liều mình làm một việc gì đó mình cho là đúng.
  4. Liều mình làm việc.

Câu 5: Khi anh Lê hỏi lấy tiền đâu để đi nước ngoài, anh ba đã trả lời như thế nào?

  1. “Đây, tiền đây!” − anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay.
  2. “Tiền ở đôi bàn tay của ta”.
  3. “Chúng ta sẽ làm việc để kiếm tiền”.
  4. “Chúng ta sẽ vay bạn bè”.

Câu 6: Sau này, anh Lê nhận ra người thanh niên yêu nước đầy nhiệt huyết khi đó là ai?

  1. Phạm Văn Đồng.
  2. Võ Nguyên Giáp.
  3. Hồ Chí Minh.
  4. Nguyễn Huệ.

Câu 7: Người thanh niên yêu nước đầy nhiệt huyết ấy đã đi những đâu?

  1. Đi khắp năm châu bốn biển tìm thú vui cho riêng mình.
  2. Đi khắp năm châu bốn biển để tìm ra con đường cứu dân cứu nước.
  3. Đi du lịch vòng quanh thế giới.
  4. Đi phiêu lưu trên tàu.

Câu 8: Từ đô hộ có nghĩa là gì?

  1. Thống trị, cai quản một nước phụ thuộc.
  2. Xâm chiếm các nước khác.
  3. Gây chiến tranh cho các nước khác.
  4. Chiến tranh xâm lược.

Câu 9: Anh Lê vì sao ban đầu lại đồng ý đi cùng anh Ba?

  1. Vì bị lôi cuốn bởi lòng hăng hái của anh Ba.
  2. Vì thấy thích.
  3. Vì muốn đi trải nghiệm.
  4. Vì không muốn sống trong cảnh nghèo khổ nữa.

Câu 10: Vì sao cuối cùng anh Lê lại không đi cùng anh Ba?

  1. Vì anh Lê không hứng thú nữa.
  2. Vì anh Lê không có tiền.
  3. Vì anh Lê không đủ can đảm mạo hiểm.
  4. Vì anh Lê không thích.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Câu nói “Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi.” thể hiện điều gì?

  1. Lao động là vinh quang.
  2. Lao động tạo ra của cải vật chất.
  3. Sự quyết tâm của anh Ba.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Vì sao anh Ba rủ anh Lê ra nước ngoài cùng mình?

  1. Vì anh Ba sợ cô đơn.
  2. Vì anh Ba muốn rủ bạn đi du lịch chung với mình.
  3. Vì anh Ba sợ đi ra nước ngoài một mình.
  4. Vì đi một mình có nhiều mạo hiểm, giả sử như lúc bệnh tật, đau ốm không có ai chăm sóc.

Câu 3: Nội dung của câu chuyện Anh Ba là gì?

  1. Thể hiện ước muốn ra đi tìm đường cứu nước mãnh liệt của Bác Hồ.
  2. Ca ngợi nét đẹp lao động của con người.
  3. Khắc họa sự khó khăn của người dân trong những năm bị xâm lược.
  4. Sự phấn khởi, háo hức của anh Ba khi được ra nước ngoài.

Câu 4: Câu nói và hành động giơ hai bàn tay của anh Ba thể hiện điều gì?

  1. Sự tự cao của anh Ba.
  2. Sự nỗ lực, cố gắng để có thể ra nước ngoài của anh Ba.
  3. Sự tự tin vào khả năng của bản thân.
  4. Sự khiêm tốn của anh Ba.

Câu 5: Câu nói và hành động giơ hai bàn tay của anh Ba còn nói lên điều gì?

  1. Nếu nỗ lực, cố gắng và không ngại khó khăn, gian khổ thì hai bàn tay ta sẽ làm lên tất cả.
  2. Không được coi thường người khác.
  3. Phải lao động thì mới có tiền tiêu.
  4. Lao động cho ta cuộc sống tốt đẹp hơn.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Bài đọc Anh Ba muốn nhắn nhủ điều gì với chúng ta?

  1. Phải có một ý chí mạnh mẽ thì mới thành công được.
  2. Nhắc nhở chúng ta rằng một ý chí kiên định, dũng cảm và sáng suốt, dám nghĩ dám làm sẽ mang đến cho ta những điều bất ngờ, có khi là cả sự thành công.
  3. Không được từ bỏ khi chưa bắt đầu.
  4. Ta có thể lập nghiệp nếu có sự giúp đỡ của mọi người.

Câu 2: Tìm danh từ riêng trong bài đọc Anh Ba?

  1. Anh Ba, Lê, Bác Hồ.
  2. Sài Gòn, Pháp.
  3. Sài Gòn, Pháp, Ba, Lê, Bác Hồ.
  4. Anh Ba, anh Lê, Pháp.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Sài Gòn là danh từ chung.
  2. Pháp là danh từ chung.
  3. Anh Ba là danh từ chung.
  4. Pháp là danh từ riêng.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài đọc nào dưới đây là câu chuyện về Bác Hồ?

  1. Giữ lời hứa.
  2. Đồng cỏ nở hoa.
  3. Tập làm văn.
  4. Trước ngày xa quê.

Câu 2: Từ nào dưới đây có nghĩa giống với từ hăng hái?

  1. Can đảm.
  2. Dũng cảm.
  3. Nhiệt tình.
  4. Nhẹ nhàng.

 

=> Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối ôn tập bài 32: Bài đọc - Anh Ba. Viết thư

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay