Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 4 Đọc: Quả ngọt cuối mùa

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4 Đọc: Quả ngọt cuối mùa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG

BÀI 4

ĐỌC: QUẢ NGỌT CUỐI MÙA

(19 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ “Quả ngọt cuối mùa” của tác giả nào?

  1. Ma Văn Kháng
  2. Võ Thành An
  3. Tố Hữu
  4. Trần Đăng Khoa

Câu 2: Đâu là những câu ca dao, tục ngữ dưới đây nói về tình cảm gia đình?

  1. “Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.”

  1. “Có công mài sắt có ngày nên kim”
  2. “Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

  1. “Được mùa chớ phụ ngô khoai

Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng”

Câu 3: Bài thơ “Quả ngọt cuối mùa” được viết theo thể thơ nào?

  1. Thơ 6 chữ
  2. Thơ 8 chữ
  3. Thơ lục bát
  4. Thơ tự do

Câu 4: Bài thơ được chia làm mấy phần?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

 

Câu 5: Người thân thiết, gần gũi mà tác giả muốn gửi lời yêu thương trong bài thơ là ai?

  1. Người mẹ
  2. Người bố
  3. Người bà
  4. Người ông

 

Câu 6: Quả ngọt cuối mùa mà bà vẫn giữ để phần con cháu là quả gì?

  1. Chùm nho
  2. Chùm khế
  3. Chùm nhãn
  4. Chùm cam

Câu 7: Thời tiết tháng Giêng, tháng Hai trong bài thơ như thế nào?

  1. Nắng nóng
  2. Trời rét
  3. Trời Mát
  4. Trời se lạnh

Câu 8: Đáp án nào dưới đây nói không đúng về hình ảnh người bà?

  1. Người bà tần tảo sớm hôm ra vườn trồng rau, đợi trái chín phần con cháu
  2. Bà là người có tấm lòng thơm thảo, đáng quý
  3. Tuổi bà đã cao giống như trái chín tỏa hương thơn có ích cho đời
  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 9: Hai câu thơ “Quả vằng nằm giữa mùa xuân / Mải mê góp mật, chuyên cần tỏa hương”  sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  1. So sánh
  2. Nhân hóa
  3. Ẩn dụ
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Hai câu thơ "Bà như quả ngọt chín rồi / Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng" sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  1. So sánh
  2. Nhân hóa
  3. Ẩn dụ
  4. Tất cả các đáp án trên
  1. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 3: Mười câu thơ đầu nói về nội dung gì?

  1. Nói về tình cảm của con cháu dành cho bà.
  2. Nói về thời tiết và cảnh đẹp của mùa xuân
  3. Nói về chùm cam ngọt trong vườn và hình ảnh người bà
  4. Nói về tình cảm của bà dành cho chùm cam

Câu 4: Bốn câu thơ cuối trong bài thơ “Quả ngọt cuối mùa” có nội dung gì?

  1. Nội dung của câu thơ chứa nhiều những suy tư, trăn trở của tác giả về bà
  2. Bốn câu thơ là lời hưa sẽ về thăm bà của con cháu.
  3. Nội dung nhằm nói lời cảm ơn sâu sắc đến người bà kính yêu.
  4. Thể hiện lòng thương nhớ bà, lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đến người bà.

 

Câu 3: Tìm những chi tiết nào dưới đây thể hiện tình yêu thương của bà dành cho con cháu?

  1. “Chờ con, phần cháu bà chưa trảy vào,

... Vắng con xa cháu tóc sương da mồi”

  1. “Chùm cam bà giữ vẫn còn đung đưa

Quả ngon dành tận cuối mùa”

  1. Không có chi tiết nào trong câu thơ thể hiện tình yêu của bà.
  2. Các câu thơ đều thể hiện tình yêu thương của bà dành cho cháu.

Câu 4: Người cháu thương bà vì điều gì?

  1. Cháu thương bà vì bà ở một mình mà vẫn làm vườn để có trái ngọt phần con cháu.
  2. Người cháu thương bà vì bà đã già nhưng vẫn luôn nghĩ cho con cháu trước mà không nghĩ cho mình trước.
  3. Cháu thương bà vì đã để bà ở một mình buồn chán phải ra vườn ngắm cây cối.
  4. Cháu thương bà vì cháu đi học, đi làm xa, không có nhiều thời gian về thăm bà, để bà trông ngóng.

Câu 5: Các từ ngữ dưới đây, từ nào có nghĩa giống với từ “nhìn”, ở đoạn thơ sau

Giêng, Hai rét cứa như dao,

Nghe tiếng chào mào chống gậy ra trông

Nom Đoài rồi lại ngắm Đông

Bề lo sương táp, bề phòng chim ăn.

  1. trông, nom, ngắm
  2. cứa, lo, phòng
  3. nghe, lại, bề
  4. trông, ngắm, lo

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Hai câu thơ "Bà như quả ngọt chín rồi/ Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng" ý nói gì? Chọn câu trả lời dưới đây.

  1. Bà được ví như quả ngọt mà cuộc đời dành cho con cháu
  2. Tình cảm của bà giống như trái chín, càng thêm thời gian thì càng thêm ngọt ngào
  3. Tuổi của bà càng cao thì tình yêu thương của bà càng lớn.
  4. Tuổi tác của bà được ví như quả ngọt, càng chín lòng càng thêm tươi.

 

Câu 2: Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua bài thơ “Quả ngọt cuối mùa”?

  1. Tác giả muốn nói về những yêu thương của bà dành cho những trái ngọt mà bà đã tự tay vun trồng.
  2. Tác giả bộc lội cảm xúc, tình cảm của mình với bà và sự biết ơn về những hi sinh của bà với con cháu.
  3. Tác giả muốn nhắn nhủ lời hỏi thăm sức khỏe đến bài qua những câu thơ.
  4. Tác giả muốn nói lời yêu thương đến người bà tần tảo, sớm hôm của mình.

Câu 3: Nối nghĩa của mỗi cụm từ sau sao cho thích hợp

1. rét như cứa dao

a) trông bên tây, ngó bên đông, quan sát kĩ khắp nơi

2. nom Đoài ngắm Đông

b) tóc đã bạc, da đã xuất hiện những chấm đồi mồi (nói về sự già đi của con người)

3. tóc sương da mồi

c) rất rét, rét như cứa và da thịt

  1. 1-b; 2-c; 3-a
  2. 1-a; 2-b; 3-c
  3. 1-c; 2-b; 3-a
  4. 1-c; 2-a; 3-b
  1. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa bài thơ “Quả ngọt cuối mùa” của tác giả Võ Thành An?

  1. Bài thơ thể hiện tấm lòng kính yêu và biết ơn của con cháu trong gia đình đối với bà.
  2. Bài thơ muốn nói về tình yêu thương của bà trong trái ngọt, chứa tình yêu thương của mình dành cho con cháu.
  3. Bài thơ đã chuyển tải những tình cảm nồng ấm, thương yêu, đức hi sinh của người bà với cháu và lòng biết ơn sâu nặng của người cháu đối với bà.
  4. Bài thơ là tình cảm mà tác giả muốn nói với người bà kính yêu của mình.

 

=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối bài 4: Quả ngọt cuối mùa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay