Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối bài 4: Quả ngọt cuối mùa
Giáo án Bài 4: Quả ngọt cuối mùa Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối bài 4: Quả ngọt cuối mùa
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: QUẢ NGỌT CUỐI MÙA
(4 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Qủa ngọt cuối mùa, Biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ với người bà của mình.
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Bài thơ thể hiện hình ảnh một người bà rất đỗi bình dị, hết lòng vì con, vì cháu. Đồng thời, bài thơ cũng là tiếng lòng, là sự yêu thương, trân trọng của tác giả đối với người bà của mình.
- Tìm được ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong tác phẩm văn học mà em đã đọc, đã nghe.
- Tự đọc thêm được một số câu chuyện kể về tình yêu thương giữa con người với con người hoặc giữa con người với loài vật. Nhớ lại được những thông tin cơ bản cũng như trao đổi được với bạn về nội dung câu chuyện mà em đã đọc, đã nghe.
- Bồi dưỡng tình yêu thương với người thân trong gia đình, với người xung quanh.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng tư duy sáng tạo, sự nhạy cảm, trí liên tưởng phong phú đối với những sự vật, sự việc xung quanh.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Tranh, ảnh, sản phẩm, video,… thể hiện tình cảm giữa ông bà, bố mẹ với con cháu.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Từ điển tiếng Việt.
- Tranh ảnh, câu chuyện của em hoặc em đã được nghe và thấy thể hiện tình cảm giữa ông bà, bố mẹ với con cháu và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1-2: ĐỌC | |
ÔN BÀI CŨ - GV mời 2 HS đọc một đoạn trong bài Ông Bụt đã đến. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Ai được xem là ông Bụt trong câu chuyện? Vì sao? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Người được xem là ông Bụt trong câu chuyện là ông nhạc sĩ. Vì ông rất nhân hậu, đã ra tay giúp cô bé Mai. Khi ông nhìn thấy bé Mai khóc và nghe thấy lời khẩn cầu của cô, ông đã âm thầm thay chậu lan, để Mai nghĩ rằng điều ước của mình đã trở thành sự thật. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV nêu nội dung thảo luận: Nêu tên một số bài thơ nói về tình cảm gia đình em đã được học. - GV hướng dẫn yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV trình chiếu một số bài thơ về tình cảm đã học:
- GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr.20: - GV dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Quả ngọt cuối mùa – bài thơ là dòng suy nghĩ và tình cảm yêu thương, trân trọng của tác giả về người bà thân yêu của mình. Đó là sự thấu hiểu của người cháu về những hi sinh thầm lặng, sự chăm sóc hết lòng của bà dành cho con, cho cháu. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được cả bài thơ Qủa ngọt cuối mùa với giọng đọc diễn cảm, thể hiện tình cảm của tác giả. - Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả. - Luyện đọc cá nhân, theo cặp. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc mục Từ ngữ SHS tr.21: + Trảy (trẩy): hái, ngắt (quả). + (Tháng) Giêng: tháng đầu tiên của một năm theo âm lịch. + Đoài: phía Tây. - GV đọc cả bài: đọc diễn cảm, tha thiết, xúc động, nhấn giọng ở những từ ngữ/ câu thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả. - GV mời 1 HS đọc bài thơ. - GV hướng dẫn HS đọc: + Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: trảy, bề lo sương tập, tóc sương da mồi... + Đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc của tác giả bài thơ, đặc biệt ở những câu thơ cuối. Nhìn chung, cả bài thơ được đọc với giọng đọc tha thiết, hơi trầm, sâu lắng, đẩy cảm xúc,... - GV mời 3 HS đọc nối 3 đoạn trước lớp. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm 3 HS, mỗi HS đọc một đoạn, đọc nối tiếp đến hết bài rồi đổi đoạn đọc tiếp. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc nhẩm toàn bài một lượt. - GV mời 3 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Hiểu các từ ngữ chưa hiểu. - Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. - Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc Qủa ngọt cuối mùa. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS sử dụng từ điển tìm nghĩa của những từ chưa hiểu. + Bề trong câu thơ “Bề lo sương táp, bề phòng chim ăn” có nghĩa là Phần thì lo sương táp, phần thì phòng chim ăn; hoặc vừa..., lại vừa... - GV mời 1 - 2 HS đọc câu hỏi 1: Tìm những chi tiết thể hiện tình yêu thương của bà dành cho con cháu. + GV hướng dẫn HS đọc và tìm câu trả lời theo nhóm. + GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Những chi tiết thể hiện tình yêu thương của bà dành cho con cháu là: dành quả ngon tới tận cuối mùa cho con cháu; thời tiết lạnh như cắt vào da thịt nhưng bà vẫn chống gậy ra xem cây, lo sương làm táp quả, lo chim chào mào ăn mất trái ngon phần con cháu. - GV mời 2 HS đọc câu hỏi 2: Tìm nghĩa của mỗi cụm từ. + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi. + GV mời 3 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. + GV chốt đáp án: · Nét cửa như đạo: rất rét, rét như cửa vào da thịt. · Nom Đoài ngắm Đông: trông bên lây, ngó bên động, quan sát kĩ khắp nơi. · Tóc sương đa mỗi tóc đã bạc, da đã xuất hiện những chấm đồi mồi (nói về sự già đi của con người). - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Người châu thương bà vì điều gì? + GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm (4 HS). · Bước 1: HS suy nghĩ cá nhân, chọn đáp án. · Bước 2: HS làm việc theo nhóm (lần lượt từng HS nêu ý kiến đã chuẩn bị), sau đó trao đổi để thống nhất câu trả lời. · Bước 3: Cử đại diện của nhóm phát biểu ý kiến trước lớp. + GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV tổng hợp các ý kiến của HS và khái quát đáp án: Người cháu thương bà vì hiểu được tình cảm của bà dành cho con cháu thể hiện ở việc có chùm quả ngon cũng để dành cho con cháu, lo lắng hết lòng về chùm quả ấy. Người cháu còn thương bà ở chỗ nhận thấy bà thật cô đơn và mỗi ngày một già đi (vắng con xa cháu tóc sương da mồi). - GV nêu câu hỏi 4: Hai câu thơ “Bà như quả ngọt chín rồi/ Cùng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng ý nói gì? Chọn câu trả lời hoặc nêu ý kiến của em. + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ theo cặp hoặc trong nhóm. + GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, khen ngợi HS có câu trả lời hay, đứa đáp án gợi ý: · Phương án A thực chất chỉ mới giải thích được cho ý của câu thơ thứ nhất: Bà như quả ngọt chín rồi. · Phương án B và C thì thiên về giải thích ý thơ của câu thơ thứ hai: Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng. · Kết hợp các ý với nhau. - GV có thể đặt câu hỏi : Vì sao em chọn phương án đó ? - GV mời 1 - 2 HS đọc câu hỏi 5: Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua bài thơ? + GV hướng dẫn HS làm việc nhóm. + GV mời đại diện 3 – 4 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS nêu ý kiến, thể hiện suy nghĩ riêng của mình. + GV nêu đáp án tham khảo: Qua bài thơ, tác giả muốn ca ngợi tình yêu thương vô bờ bến của người bà dành cho các con, các cháu hoặc qua bài thơ, tác giả muốn nói lên tình cảm của minh đối với bà, sự trân trọng, yêu thương và thấu hiểu của chính nhà thơ đối với bà của mình,... Hoạt động 3: Học thuộc lòng. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được nội dung bài đọc. - Đọc đúng các từ dễ đọc sai trong bài đọc Qủa ngọt cuối mùa. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ: + Làm việc cả lớp: · GV mời đại diện 2 - 3 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp. · GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm. · GV hướng dẫn HS đọc theo cặp hoặc nhóm 3 em. + Làm việc cá nhân: Tự học thuộc lòng bài thơ - GV mời đại diện 1 HS đọc thuộc toàn bài trước lớp. Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Mở rộng về từ đồng nghĩa. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS cả lớp đọc yêu cầu bài 1 SGK tr.21: Tìm các từ có nghĩa giống với từ “trông" trong những câu thơ sau: Giêng, Hai rét cứa như dao, Nghe tiếng chào mào chống gậy ra trông Nom Đoài rồi lại ngắm Đông Bể là sương tập, bề phòng chim ăn. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS) thực hiện yêu cầu của bài tập. - GV mời đại diện 1 -2 nhóm trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV tổng hợp các ý kiến của HS và chốt đáp án: Các từ có nghĩa giống với từ trứng là nom và ngắm - GV yêu cầu HS cả lớp đọc yêu cầu bài 2 SGK tr.21: Tìm thêm từ có nghĩa giống với từ “trắng” và đạt một câu với từ vừa tìm được. - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân. - GV mời 2 – 3 HS đọc câu của mình trước lớp. - GV nhận xét và chốt đáp án: + Các từ có nghĩa giống với từ trông: nhìn, xem, nhìn ngắm,... + Đặt câu: Em ngắm cánh diều đang chao liệng trên bầu trời. /Mẹ em đang xem ti vi. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Qủa ngọt cuối mùa, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Chia sẻ với người thân về bài đọc. + Đọc trước Tiết học sau: Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học SGK tr.22. |
- HS đọc bài. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe nội dung.
- HS làm việc nhóm đôi. - HS trình bày bài vẽ ý kiến trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS đọc SGK.
- HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo.
- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS luyện đọc.
- HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc cá nhân.
- HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc việc nhóm đôi.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS giải thích lý do. - HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS đọc bài. - HS đọc thuộc
- HS quan sát và đọc thầm.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát và đọc thầm.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS trả lời. - HS lắng nghe và tiếp thu. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức đủ cả năm