Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 5 Đọc: Tờ báo tường của tôi

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5 Đọc: Tờ báo tường của tôi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG

BÀI 5

ĐỌC: TỜ BÁO TƯỜNG CỦA TÔI

(20 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: “Tờ báo tường của tôi” là của tác giả nào sáng tác?

  1. Kim Lân
  2. Nguyễn Tuân
  3. Nguyễn Luân
  4. Tô Hoài

Câu 2: Chỉ ra nội dung đúng nhất về nghĩa của từ “biên phòng”

  1. Phòng thủ và bảo vệ vùng biên giới
  2. Trạm gác cấp cứu người bị nạn
  3. Cơ quan giúp đỡ người gặp nạn
  4. Nơi nghỉ chân của các bộ đội

Câu 3: “Đá răng mèo” là loại đá như thế nào?

  1. Tên là đá răng mèo nhưng rất to, dùng để đắp đê, xây hàng rào, bờ tường.
  2. Đá nhỏ, nhọn, lởm nhởm giống như răng của mèo
  3. Là một loại đá quý, rất đắt tiền, màu trắng sứ, nhỏ như răng mèo.
  4. Đá bị vỡ từ những tẳng đá to

Câu 4: Trên đường gọi người cứu giúp cậu bé đã động viên mình vượt qua mệt mòi bằng câu nói nào?

  1. “Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi, cố lên!”
  2. “Phải thật bình tĩnh”
  3. “Phải cố lên! Người bị nạn nguy mất...”
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Trên con đường đến nhà bạn, cậu bé đã nhìn thấy sự việc gì?

  1. Cậu bé phải đi qua một con dốc rất nhiều đá, làm cậu đau chân đi không nổi
  2. Cậu bé đã nhìn thấy mấy con chim kêu và trời cũng đã bắt đầu nhá nhem tối.
  3. Cậu bé nhìn thấy cánh cổng của đồn biên phòng hiện ra và có một chú bộ đội đúng ở đó
  4. Cậu bé đã nhìn thấy có người nằm bên gốc cây, bên cạnh chiếc xe máy, ngổn ngang những bao hàng

Câu 6: Cậu bé được chú bộ đội khen như thế nào?

  1. “Cháu gan dạ và tốt bụng quá”
  2. “Cháu khỏe thật đấy”
  3. “Giỏi lắm cậu bé!”
  4. “Tốt lắm!”

Câu 7: Sau khi cậu bé chạy đến đồn biên phòng người bị nạn đã được ai cứu giúp?

  1. Chú bộ đội
  2. Cậu bé
  3. Eng
  4. Đội tuần tra địa bàn

Câu 8: Sau khi đã giúp được người bị nạn, cậu bé có tâm trạng như thế nào?

  1. Cậu bé lo sợ
  2. Tâm trạng của cậu bé buồn
  3. Cậu bé thấy rất vui
  4. Chẳng có tâm trạng gì

Câu 9: Tờ báo tường của cậu bé có nhan đề là gì?

  1. Đêm Trăng Rằm
  2. Trăng Rằm yêu thương
  3. Trung thu yêu thương
  4. Trung thu tình nghĩa

Câu 10: Lời kể của nhân vật trong văn bản đọc được xưng hô như thế nào?

  1. Lời văn xuôi không có lời kể
  2. Lời kể của người dẫn chuyện
  3. Là lời kể của một người khác
  4. Lời người kể chuyện xưng “tôi”
  1. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Cậu bé có cảm xúc thế nào khi nhìn thấy cảnh tượng người bị nạn kêu cứu?

  1. Cậu bé gan dạ, không chút lo lắng giúp đỡ người bị nạn
  2. Cậu bé suýt nữa hét toáng lên vì cảm thấy sợ hãi khi nhìn thấy cảnh tượng đó.
  3. Cậu bé cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh tượng đó.
  4. Cậu bé cảm thấy sốc và ngất đi khi phải nhìn nhất cảnh thượng đó

Câu 2: Để cứu người bị nạn, cậu bé đã làm gì?

  1. Cậu bé đã chạy theo con đường gần nhất đến đồn biên phòng nhờ người cứu giúp.
  2. Cậu bé đưa người bị nạn đến bệnh viện gần nhất.
  3. Cậu bé hô to gọi người đếu cứu
  4. Cậu bé nhanh trí chạy tới cứu người bị nạn và đưa người ấy về nhà an toàn.

Câu 3: Tìm những chi tiết miêu tả khó khăn mà cậu bé đã vượt qua.

  1. “khuôn mặt đỏ bừng, nhễ nhại mồ hôi...”
  2. “trời nhá nhem tối, khu rừng âm u, tiếng mấy con chim kêu không ngớt, bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo...”
  3. Cả hai đáp án trên đều đúng.
  4. Không có chi tiết nào.

Câu 4:

Câu 5: Vì sao cậu bé lại dùng từ yêu thương đặt tên cho tờ báo tường?

  1. Vì cậu bé đã hiểu được ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống.
  2. Vì cậu bé đã làm được một việc thể hiện tình yêu thương với người gặp hoạn nạn
  3. Vì cậu bé muốn lan tỏa tình yêu thương với bạn bè của mình.
  4. Vì cậu bé thấy được tình yêu thương của mình dành cho người khác.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Nêu cảm nghĩ của em về việc làm của cậu bé trong câu chuyện.

  1. Việc làm thiết thực, có ý nghĩa nhân văn cao cả, xong sự giúp đỡ đấy chưa đúng lúc vì cậu bé phải đi đến nhà bạn làm nhiệm vụ.
  2. Hành động của cậu bé thể hiện sự gan dạ và tốt bụng, không nghĩ mệt nhọc, khó khăn mà giúp đỡ người gặp nạn; tấm gương việc làm như vậy cần được lan tỏa trong cộng đồng.
  3. Hành động của cậu bé là chưa đủ tốt để giúp đỡ người gặp nạn, cậu bé cần đưa người bị nạn đến ngay cơ sở cấp cứu để chữa trị.
  4. Cứu giúp người gặp nạn đều mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp cho tinh thần của họ trở nên thư thái và được yêu thương hơn.

Câu 2: Qua văn bản đọc “Tờ báo tường của tôi”, ý nghĩa của câu chuyện trên nói lên điều gì?

Câu 3:

  1. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Em hãy sắp xếp các sự việc dưới đây theo đúng trình tự của truyện “Tờ báo tường của tôi”

 

1.     Tìm cách giúp đỡ.

 

2.     Cứu được người bị nạn.

 

3.     Báo tin cho các chú bộ đội.

 

4.     Nhìn thấy người bị nạn.

 

5.     Chạy đến đồn biên phòng.

  1. 4-1-5-3-2
  2. 1-2-3-4-5
  3. 5-4-3-2-1
  4. 2-3-5-1-4

=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối bài 5: Tờ báo tường của tôi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay