Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 5 Luyện từ và câu: Luyện tập về chủ ngữ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5 Luyện từ và câu: Luyện tập về chủ ngữ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNGBÀI 5
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ CHỦ NGỮ
(16 CÂU)
- TRẮC NGHIỆM
- NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Lựa chọn đáp án đúng để điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Chủ ngữ trong bộ phận câu thường do [...] tạo thành”.
- động từ (cụm động từ)
- tính từ (cụm tính từ)
- danh từ (cụm danh từ)
- danh từ và động từ
Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh nhận xét sau:
“Chủ ngữ của câu kể Ai thế nào? chỉ những [...] có [...] tính chất hoặc trạng thái được nêu ở [...]”
- sự vật, đặc điểm, vị ngữ
- sự vật, hiện tượng, chủ ngữ
- hiện tượng, khái quát, chủ ngữ
- hiện tượng, khái quát, vị ngữ
Câu 3: Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi nào dưới đây?
- Ở đâu, khi nào, thế nào?
- Ai, cái gì, con gì?
- Làm gì, thế nào, là ai?
- Khi nào, làm gì, là ai?
Câu 4: Chủ ngữ nêu những gì được nói đếu trong câu?
- Mục đích, nhận xét, kết quả,...
- Tính chất, thời gian, địa điểm,...
- Người, vật, hiện tượng tự nhiên,...
- Hoạt động, đặc điểm, trạng thái,...
Câu 5: Dấu hiệu nhận biết chủ ngữ là gì?
- Nêu người, sự vật, hiện tượng,... được nói đến tỏng câu; trả lời cho câu hỏi “Ai?”, “Con gì?”, “Cái gì?”
- Có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho câu hỏi “Làm gì?”, “Làm sao?”, “Như thế nào?”, “Là gì?
- Do người viết tự quy định
- Không có dấu hiệu nhận biết khách quan
- THÔNG HIỂU (07 CÂU)
Câu 1: Trong các câu sau chủ ngữ của các câu đều chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất được nêu ở VN. CN của câu đầu do danh từ riêng “Hà Nội” tạo thành. Chủ ngữ của các câu còn lại do cụm danh từ tạo thành.
“Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.”
Nhận định trên đúng hay sai?
- Đúng
- Sai
Câu 2: Tìm chủ ngữ của câu sau “Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!”
- Ôi chao!
- Chú
- Chú chuồn chuồn nước
- làm sao!
Câu 3: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào từ “chim sơn ca” làm chủ ngữ?
- Bố mua tặng em một chú chim sơn ca
- Bình nuôi một chú chim sơn ca và một chú vẹt.
- Chim sơn ca là loài chim có tiếng hót vô cùng hay
- Cửa hàng bán rất nhiều loài chim nào là sơn ca, vẹt, tu hú, gõ kiến,...
Câu 4: Chủ ngữ trong câu: “Ngay cuối làng, trên mảnh đất bằng phẳng và lốm đốm những khóm hoa, lũ trẻ con xóm Đoài cùng xóm Đông đá bóng.” là gì?
- lũ trẻ con xóm Đoài cùng xóm Đông
- những khóm hoa
- mảnh đất bằng phẳng
- lũ trẻ con
Câu 5: Câu “Năm 1945, được đổi tên thành cầu Long Biên” mắc lỗi gì?
- Thiếu chủ ngữ
- Thiếu vị ngữ
- Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
- Thiếu thành phần biệt lập
Câu 6: Cho câu văn: “Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.”. Chủ ngữ trong câu trên là?
- Trên nền cát trắng tinh.
- Nơi ngực cô Mai tì xuống.
- Nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc.
- Những bông hoa tím.
Câu 7: Câu nào sau đây có chủ ngữ thuộc kiểu câu kể Ai là gì?
- Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội.
- Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ.
- Khi đó, nhà bác học đã gần bảy chục tuổi.
- Mùa thu, tiết trời mát mẻ.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Xác định loại hình chủ ngữ trong câu sau “Giữa trời khuya tĩnh mịch, vằng vặc một vầng trăng.”
- Chủ ngữ là danh từ chỉ người
- Chủ ngữ là danh từ chỉ vật
- Chủ ngữ là danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên
- Không có thành phần chủ ngữ
Câu 2: Xác định chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? dưới đây
- Minh là người bạn thân nhất của em
- Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.
- Cả thung lũng như một bức tranh thủy mặc.
- Những sinh hoạt của ngày mới bắt đầu.
Câu 3: Câu nào dưới đây được đặt dấu gạch chéo ( / ) đúng vị trí để phân cách chủ ngữ và vị ngữ?
- Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích rực lên / sặc sỡ.
- Những chiếc nấm / to bằng cái ấm tích rực lên sặc sỡ.
- Những chiếc nấm to / bằng cái ấm tích rực lên sặc sỡ.
- Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích / rực lên sặc sỡ.
- VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)
Câu 1: Ghép các chủ ngữ và vị ngữ để tạo thành câu thích hợp
1. Mây đen | a) đang đứng gác trước cổng. |
2. Một chú bộ đội | b) hiện ra trước mắt tôi. |
3. Chim sâu | c) che kín bầu trời. |
4. Cánh cổng đồn biên phòng | d) nhảy nhót, chuyển từ cành này sang cành khác. |
- 1-b; 2-d; 3-a; 4-c
- 1-a; 2-b; 3-c; 4-d
- 1-c; 2-a; 3-d; 4-b
- 1-d; 2-c; 3-b; 4-a
=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối bài 5: Tờ báo tường của tôi