Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối: Ôn tập cuối học kì 1

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 1. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I

PHẦN 1: ÔN TẬP

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. ĐỌC - HIỂU (05 CÂU)

CÁNH ĐỒNG QUÊ EM

Bé theo mẹ ra đồng

Vầng dương lên rực đỏ

Muôn vàn kim cương nhỏ

Lấp lánh ngọn cỏ hoa.

Nắng ban mai hiền hoà

Tung lụa tơ vàng óng

Trải lên muôn con sóng

Dập dờn đồng lúa xanh.

Đàn chiền chiện bay quanh

Hót tích ri tích rích

Lũ châu chấu tinh nghịch

Đu cỏ uống sương rơi.

Sóng xanh cuộn chân trời

Cánh đồng như tranh vẽ

Bé ngân nga hát khẽ

Trong hương lúa mênh mông.

(Bùi Minh Huế)

Câu 1: Trong bài thơ, bé nhìn thấy vầng dương đẹp như thế nào?

  1. Bé nhìn thấy vầng dương ánh vàng.
  2. Bé nhìn thấy vầng dương rực đỏ.
  3. Bé nhìn thấy ánh dương sáng.
  4. Bé nhìn thấy ánh dương dịu dàng.

 

Câu 2: Nắng ban mai được tả như thế nào?

  1. Nắng ban mai hiền hòa như những dải lụa tơ vàng óng dập dờn trên đồng lúa xanh.
  2. Nắng ban mai ấm áp như mặt trời nhỏ sắp tỉnh giấc.
  3. Nắng ban mai dịu nhẹ như mặt trời sau cơn mưa.
  4. Nắng ban mai hiền hòa ấm áp.

Câu 3: Đàn chiền chiện và lũ châu chấu làm gì trên cánh đồng?

  1. Đàn chiền chiện bay qua cánh đồng lúa chín vàng. Lũ châu chấu đang đi kiếm ăn.
  2. Đàn chiền chiện bay qua bay lại trên bầu trời. Lũ châu chấu ngắm lá vàng rơi.
  3. Đàn chiền chiện bay quanh và hót tích ri tích rích. Lũ châu chấu đu cỏ uống sương rơi.
  4. Đàn chiền chiện hót vang. Lũ châu chấu đang lượn gió.

Câu 4: Theo em, vì sao bé ngân nga hát giữa cánh đồng?

  1. Vì bé cảm thấy cánh đồng quê hương thật là đẹp, bé cảm thấy hạnh phúc trong lòng.
  2. Vì bé yêu quê hương của mình.
  3. Vì bé thích đi ngắm cảnh quê hương mình.
  4. Vì bé muốn hát cho mẹ nghe.

Câu 5: Ý nghĩa của bài thơ là gì?

  1. Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên.
  2. Nói lên vẻ đẹp của con người.
  3. Nói lên vẻ đẹp của quê hương.
  4. Nói lên vẻ đẹp của cánh đồng lúa, cùng là vẻ đẹp của làng quê Việt Nam.

II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (10 CÂU)

Câu 1: Danh từ là gì?

  1. Là những hư từ.
  2. Là những từ chỉ sự vật: con người, sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm…
  3. Là những từ chỉ hành động của con người, sự vật …
  4. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật…

Câu 2: Điền từ vào chỗ trống: Các danh từ riêng phải được … các chữ cái đầu tiên.

  1. Viết thường.
  2. Viết hoa.
  3. Xen kẽ viết hoa và viết thường.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 3: Dòng nào dưới đây là viết đúng?

  1. Thị trấn Sa-pa thuộc tỉnh lào Cai.
  2. Thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm đồng.
  3. Thành phố Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.
  4. Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc thành phố Hà nội.

Câu 4: Động từ là gì?

  1. Là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. 
  2. Là những từ chỉ hành vi của con người.
  3. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật.
  4. Là những từ chỉ sự vật.

Câu 5: Dòng nào dưới đây chỉ bao gồm động từ?

  1. Mếu máo, tươi cười, ngậm ngùi.
  2. Rạng rỡ, cười xinh, vui cười.
  3. Khóc, cười, xinh đẹp.
  4. Nấu ăn, đi học, đạp xe.

Câu 6: Đâu là tính từ trong câu sau?

Tôi thấy cánh đồng lúa chín vàng.

  1. Tôi.
  2. Cánh đồng.
  3. Vàng.
  4. Thấy.

Câu 7: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các tính từ?

  1. Xanh ngắt, đỏ rực, tim tím.
  2. Cuộc sống, bình yên, an ổn.
  3. Trò chơi, thăm thẳm, hun hút.
  4. Táo mèo, ngọt ngào, mặn mà.

Câu 8: Câu nào dưới đây có đại từ nhân hóa?

  1. Những con ong đã bay đi lấy mật rồi.
  2. Mặt trời tỏa ánh nắng chói chang xuống mặt đất.
  3. Chị gió vẫn gào thét trong cơn dông.
  4. Trâu đang gặm cỏ.

Câu 9: Từ nào trong câu dưới đây vốn là những từ được dùng để chỉ hoạt động, tính chất của con người nhưng được sử dụng cho sự vật?

Chị mây hào phóng trao cho mọi người những làn gió mát.

  1. Hào phóng, trao cho, gió mát.
  2. Chị, hào phóng, trao cho.
  3. Chị mây, hào phóng, mọi người.
  4. Chị, trao cho, mọi người, làn gió mát.

Câu 10: Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nhân hóa?

  1. Gió ơi đừng thổi nữa.
  2. Mùa xuân hoa nở khắp trời.
  3. Ngoài vườn chim hót líu lo.
  4. Mặt trời lặn rồi.

III. VIẾT (05 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Mỗi buổi sáng nắng ấm, chỉ cần nhìn ra chiếc bàn nhỏ cạnh cửa sổ, là em lại bắt gặp một bóng dáng tròn bụ bẫm đang nằm sưởi nắng. Đó chính là chú mèo yêu quý của em đó.

Chú mèo có tên là Mướp, năm nay đã hơn một tuổi. Chú thuộc giống mèo Anh lông ngắn, nên cũng như bao bạn bè khác, chú có cơ thể to lớn và bộ lông dày, ngắn mịn màng màu xám. Tất nhiên, để chú có thể bụ bẫm đến như vậy, rất nhiều là nhờ vào sự yêu thương, chăm sóc của gia đình em.

Từ khuôn mặt phúng phính, đến cái bụng tròn lẳn, chiếc cổ những ngấn và bốn cái chân to. Chỗ nào của Mướp cũng mềm mại và đáng yêu cực kì. Đôi mắt của chú có màu cam rất kiêu kì, khi ở dưới ánh mặt trời sẽ sáng lên như hổ phách. Cái mõm của chú hơi ngắn, một phần cũng do mập mạp, với cái mũi đen ươn ướt. Trên đầu chú là đôi tai tam giác luôn dựng thẳng rất cảnh giác. Phần tai của chú có phần dày hơn các loài mèo nhà khác. Trán chú khá dô và phẳng. Chú thích nhất là dụi trán vào chân mọi người để đòi được yêu thương.

Bốn cái chân của Mướp không quá dài nhưng vẫn rất nhanh nhẹn và khỏe. Giúp chú trèo cây hay bật nhảy thật dễ dàng. Dưới bàn bân, là lớp thịt đệm hồng nhạt giúp việc di chuyển yên lặng hơn. Ẩn trong đó là những chiếc móng vuốt sắc nhọn mà bọn chuột hãi hùng. Sau cùng là cái đuôi to bự như một cái chổi lông của mẹ. Bình thường chú sẽ dựng thẳng để cân bằng khi di chuyển. Nếu chú mà vẫy đuôi thì nghĩa là đang vui vẻ và thoải mái lắm đấy.

Cả nhà em, ai cũng thương yêu Mướp và xem chú như một đứa trẻ nhỏ để yêu thương. Đi đâu mọi người cũng nhớ và mua quà về cho chú cả. Thật tuyệt vời khi nhà em có một thành viên đáng yêu như Mướp.

Câu 1: Bài văn trên tả về con vật gì?

  1. Con cún.
  2. Con rùa.
  3. Con mèo.
  4. Con chim.

Câu 2: Dưới đây đâu là đặc điểm ngoại hình của con vật được miêu tả?

  1. Cơ thể to lớn và bộ lông dày, ngắn mịn màng màu xám.
  2. Khuôn mặt phúng phính, cái bụng tròn lẳn, chiếc cổ những ngấn và bốn cái chân to, đôi mắt màu cam kiêu kì, cái mõm hơi ngắn, mũi đen ươn ướt.
  3. Cái đuôi to bự như một cái chổi lông của mẹ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Dưới đây đâu là hoạt động, thói quen của con vật được miêu tả?

  1. Vẫy đuôi.
  2. Dụi trán và chân mọi người.
  3. Cả A và B.
  4. Không có đáp án đúng.

Câu 4: Đoạn văn trên có kiểu kết bài nào?

  1. Kết bài mở rộng.
  2. Kết bài không mở rộng.
  3. Kết bài đóng.
  4. Kết bài mở.

Câu 5: Người viết có cảm xúc gì đối với con vật đó?

  1. Yêu quí, tự hào.
  2. Biết ơn, che chở.
  3. Trân trọng, bảo vệ.
  4. Biết ơn, bảo vệ.

 

=> Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối bài: ôn tập và đánh giá cuối học kì I tiết 1

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay