Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 14: Điệp từ, điệp ngữ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: Điệp từ, điệp ngữ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều

BÀI 14: GƯƠNG KIẾN QUỐC

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ĐIỆP TỪ, ĐIỆP NGỮ

(15 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)

Câu 1: Điệp từ, điệp ngữ là gì?

A. Cách diễn đạt từng từ ngữ.

B. Cách lặp lại một hoặc một số từ ngữ để nhấn mạnh ý nghĩa.

C. Cách sử dụng từ đồng nghĩa.

D. Cách chuyển đổi câu văn.

Câu 2: Mục đích chính của việc sử dụng điệp từ, điệp ngữ là gì?

A. Làm cho văn bản dài hơn.

B. Tạo sự nhàm chán cho người đọc.

C. Nhấn mạnh ý nghĩa của câu thơ, câu văn.

D. Giấu đi ý chính của câu.

Câu 3: Trong ca dao, điệp từ thường được sử dụng để:

A. Tạo vần điệu.

B. Nhấn mạnh tâm trạng, cảm xúc.

C. Che giấu thông tin.

D. Tăng số lượng từ ngữ.

Câu 4: Điệp từ "xa" trong câu "Xa quê, xa mái tranh, xa những đồng lúa" có tác dụng gì?

A. Làm tăng số lượng từ.

B. Nhấn mạnh sự xa cách, nhớ nhung.

C. Tạo vần điệu.

D. Che giấu ý chính của câu văn.

Câu 5: Trong câu "Đêm đêm nghe tiếng sáo diều", điệp từ "đêm" có ý nghĩa gì?

A. Chỉ thời gian cụ thể.

B. Nhấn mạnh tính liên tục, thường xuyên.

C. Tạo sự nhàm chán.

D. Không có ý nghĩa gì.

Câu 6: Điệp từ thường được sử dụng nhiều nhất ở:

A. Văn xuôi.

B. Thơ, ca dao, tục ngữ.

C. Báo chí.

D. Âm nhạc.

II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)

Đọc bài ca dao dưới đây và trả lời câu hỏi:

“Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời, trông đất, trong mây

Trông mưa, trông nắng, trong ngày, trắng đêm

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.”

Câu 1: Từ “trông” được lặp lại mấy lần?
A. 5 lần.

B. 6 lần.

C. 7 lần. 

D. 8 lần.

Câu 2: Việc lặp lại từ “trông” có tác dụng gì?

A. Tạo nhịp điệu cho câu ca dao.

B. Nhấn mạnh sự lo lắng, vất vả của người nông dân.

C. Miêu tả một bức tranh lao động sinh động.

D. Ca ngợi sự cần cù của người nông dân.

Câu 3: Qua bài ca dao, người nông dân thể hiện tâm trạng như thế nào?

A. Vui vẻ, hạnh phúc.

B. Lo lắng, bất an về mùa màng.

C. Thờ ơ với công việc.

D. Không quan tâm đến thời tiết.

Câu 4: Bài ca dao trên muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?

A. Ca ngợi vẻ đẹp của làng quê.

B. Khẳng định giá trị của lao động.

C. Thể hiện sự vất vả, gian nan của người nông dân.

D. Kêu gọi mọi người trân trọng thành quả lao động.

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án Tiếng Việt 5 cánh diều bài 14: Điệp từ, điệp ngữ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay