Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 14: Luyện tập về điệp từ, điệp ngữ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: Luyện tập về điệp từ, điệp ngữ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều
BÀI 14: GƯƠNG KIẾN QUỐC
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ ĐIỆP TỪ, ĐIỆP NGỮ
(15 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)
Câu 1: Điệp từ và điệp ngữ khác nhau ở chỗ nào?
A. Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ.
B. Điệp từ là lặp lại cụm từ, điệp ngữ là lặp lại một từ.
C. Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một từ.
D. Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một cụm từ.
Câu 2: Điệp từ nào được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây?
Có ri ri tiếng dế mèn
Có bầy đom đóm thắp đèn đêm thâu
Có con cuốc ở bờ lau
Kêu dài ngày hạn, kêu nhàu ngày mưa
A. Từ “Có” và “ngày”
B. Từ “Đom đóm” và “dế mèn”
C. Từ “Cuốc” và “kêu”
D. Từ “Nắng” và “mưa”
Câu 3: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?
Chợt một tiếng chim kêu:
- Chíp chiu chiu! Xuân đến!
Tức thì trăm ngọn suối
ổi róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy
A. Chiu chiu.
B. Chim muông.
C. Róc rách.
D. Tức thì.
Câu 4: Xác định điệp từ trong đoạn thơ dưới đây?
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
A. Ta.
B. Hoa.
C. Xao xuyến.
D. Con chim.
Câu 5: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường.
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người…
A. Ông Cụ.
B. Nhớ.
C. Sương.
D. Nhớ, Người.
Câu 6: Viết lại câu văn dưới đây có sử dụng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh nhằm nhấn mạnh ý và gợi cảm xúc cho người đọc?
Tôi lớn lên bằng tình thương của mẹ, của bố, của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
A. Tôi lớn lên bằng tình thương của mẹ, của bố, của bà con xóm giềng nơi tôi ở, tình thương khiến tôi mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn.
B. Tôi lớn lên bằng tình thương của mẹ, tình thương của bố, của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
C. Tôi lớn lên bằng tình thương của mẹ, tình thương của bố, tình thương của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
D. Tôi lớn lên bằng tình thương của mẹ, tình thương của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)
Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay... | Hạt gạo làng ta Có bão tháng Bảy Có mưa tháng Ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng Sáu Nước như ai nấu Chết cả cả cờ.... Trần Đăng Khoa |
Câu 1: Trong đoạn thơ lặp lại từ ngữ nào?
A. Lặp từ "hạt gạo làng ta"
B. Lặp từ "Có vị phù sa"
C. Lặp từ "Có lời mẹ hát"
D. Lặp từ "Có bão tháng Bảy"
Câu 2: Từ "có" được lặp lại bao nhiêu lần trong đoạn thơ?
A. 3 lần.
B. 4 lần.
C. 5 lần.
D. 6 lần.
Câu 3: Tác dụng chính của việc lặp từ "có" trong đoạn thơ là:
A. Tạo vần điệu.
B. Nhấn mạnh sự đa dạng, phong phú của hạt gạo.
C. Làm cho câu thơ dài hơn.
D. Che giấu ý nghĩa chính.
Câu 4: Nội dung chính của đoạn thơ thể hiện điều gì?
A. Sự khó khăn của người nông dân.
B. Vẻ đẹp và giá trị của hạt gạo làng quê
C. Sự khô cằn của đất đai.
D. Không có chủ đề rõ ràng.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
=> Giáo án Tiếng Việt 5 cánh diều bài 14: Luyện tập về điệp từ, điệp ngữ