Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 1: Bài văn tả phong cảnh

Giáo án bài 1: Bài văn tả phong cảnh sách Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm

TIẾT 4: BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH

Hoạt động 1: Nhận diện bài văn tả phong cảnh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận diện được bài văn tả phong cảnh.

- Xác định được cấu tạo của một bài văn tả phong cảnh.

b. Tổ chức thực hiện

GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của BT1: Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:

Phong cảnh quê Bác

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường chúng tôi đi về quê Bác.

Giữa khung cảnh “non xanh nước biếc", chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh, duyên dáng, những mái trường, mái nhà tươi rói bên cạnh những rặng tre non.

Phong cảnh vùng này quả thật là đẹp. Đứng trên núi Chung, nhìn sang bên trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xoá. Nhìn sang bên phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi, là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng, có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của những rặng tre, đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa. 

Cả cánh đồng thu gọn trong tầm mắt, làng nối làng, ruộng tiếp ruộng. Cuộc sống ở đây có một cái gì mặn mà, ấm áp.

Theo Hoài Thanh, Thanh Tịnh

a. Bài văn tả phong cảnh ở đâu?

b. Xác định mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.

c. Tác giả tả cảnh theo trình tự nào?

+ GV tổ chức cho HS đọc bài văn “Phong cảnh quê Bác”, trao đổi trong nhóm nhỏ.

+ GV tổ chức cho HS hoàn thành sơ đồ tư duy vào VBT ( có thể sử dụng Phiếu học tập để hỗ trợ học sinh học nhóm.

+ GV mời 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp, các nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ( nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 

  1. Bài văn tả phong cảnh ở quê Bác. 

  2. Xác định mở bài, thân bài, kết bài của bài văn: 

+ Mở bài: Từ đầu đến “đi về quê Bác”. 

+ Thân bài: Tiếp theo đến “màu xanh khác nữa”. 

+ Kết bài: Còn lại. 

  1. Tác giả tả từng bộ phận của cảnh. 

- GV mời 1 - 2 nhóm HS chia sẻ kết quả thảo luận và trình bày trước lớp. 

GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của BT2: Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:

Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.

Theo Thuỵ Chương

a. Tác giả tả cảnh biển Cửa Tùng theo trình tự nào?

b. Theo em, trình tự miêu tả ấy có phù hợp để tả cảnh biển Cửa Tùng không? Vì sao?

+ GV tổ chức cho HS đọc đoạn văn trên, trao đổi trong nhóm nhỏ.

+ GV tổ chức cho HS hoàn thành sơ đồ tư duy vào VBT ( có thể sử dụng Phiếu học tập để hỗ trợ học sinh học nhóm.

+ GV mời 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp, các nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ( nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

  1. Tác giả tả cảnh biển cửa Tùng theo trình tự thời gian. 

  2. Trình tự ấy phù hợp vì sao mỗi buổi trong ngày, nước biển cửa Tùng thay đổi màu sắc khác nhau, mang vẻ đẹp riêng. 

- GV mời 1 - 2 nhóm HS chia sẻ kết quả thảo luận và trình bày trước lớp. 

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động, rút ra những điều em cần ghi nhớ về bài văn tả phong cảnh. 

- GV tổ chức cho HS rút ra những điều cần ghi nhớ về bài văn tả phong cảnh:

Bài văn tả phong cảnh thường gồm ba phần: 

+ Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh. 

+ Thân bài: Tả đặc điểm nổi bật của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. 

+ Kết bài: Nêu nhận xét, tình cảm, cảm xúc,... về cảnh hoặc liên hệ thực tế. 

- GV mời 1 – 2 HS nhắc lại ghi nhớ.

 

Hoạt động 2: Luyện tập xác định cấu tạo của bài văn tả phong cảnh 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định được cấu tạo của một bài văn tả phong cảnh.

b. Tổ chức thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu của BT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS chia sẻ kết quả.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

- HS trả lời, nhận xét và tiếp thu. 

- HS đọc yêu cầu của BT

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS chia sẻ kết quả.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

- HS trả lời, nhận xét và tiếp thu. 

- HS lắng nghe và tiếp thu. 

- HS đọc lại ghi nhớ. 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ. 

 

 

----------------------

--------Còn tiếp--------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Bộ giáo án có đầy đủ các môn lớp 5 chương trình mới. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Xem chi tiết

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay