Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 4: Ngày xuân Phố Cáo
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Ngày xuân Phố Cáo. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG GẮN BÓ
BÀI 4: NGÀY XUÂN PHỐ CÁO
ĐỌC: NGÀY XUÂN PHỐ CÁO
(15 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Bài đọc Ngày xuân Phố Cáo miêu tả cảnh vật ở đâu?
A. Bản Lán Xì, xã Phố Cáo.
B. Thành phố Hà Nội.
C. Làng quê miền Trung.
D. Vùng núi Tây Bắc.
Câu 2: Trong bài đọc Ngày xuân Phố Cáo, tác giả đến thăm bản vào mùa nào?
A. Mùa hè.
B. Mùa thu.
C. Mùa đông.
D. Mùa xuân.
Câu 3: Trong bài đọc Ngày xuân Phố Cáo, hoa gì nở vàng tươi trên những nương?
A. Hoa cúc.
B. Hoa cải mèo.
C. Hoa hướng dương.
D. Hoa mai.
Câu 4: Trong bài đọc Ngày xuân trên Phố Cáo, người dân đang làm gì trên ruộng?
A. Người dân cày lúa trên ruộng.
B. Người dân cày bừa xới đất.
C. Người dân trồng rau.
D. Người dân thu hoạch ngô.
Câu 5: Trong bài đọc Ngày xuân Phố Cáo, những dãy sa mộc được so sánh với các gì?
A. Những dãy sa mộc xanh thẫm đang vươn dọc bầu trời như tường thành hiên ngang che chở cho bản làng xứ núi.
B. Những dãy sa mộc xanh thẫm đang vươn dọc bầu trời như những vệ sĩ khổng lồ che chở cho bản làng xứ núi.
C. Nhưng dãy sa mộc xanh thẫm đang vươn dọc bầu trời như những người lính khổng lồ che chở cho bản làng xứ núi.
D. Những dãy sa mộc xanh thẫm đang vươn dọc bầu trời như một vị anh hùng đang che chở cho bản làng xứ núi.
Câu 6: Trong bài đọc Ngày xuân Phố Cáo, tác giả đi trên loại đường nào để đến nơi có khói đốt?
A. Đường nhiều sỏi đá.
B. Đường bê tông.
C. Đường đất.
D. Đường lát đá.
II. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Trong bài đọc Ngày xuân Phố Cáo, buổi chiều, người dân ở đây thường đốt gì?
A. Người dân đốt lá cây rụng khô.
B. Người dân đốt rơm rạ.
C. Người dân đốt củi.
D. Người dân đốt rác.
Câu 2: Trong bài đọc Ngày xuân Phố Cáo, người đàn bà đang làm gì?
A. Người đàn bà đang lúi húi đốt nương.
B. Người đàn bà đang chăn bò.
C. Người đàn bà đang gánh nước.
D. Người đàn bà đang giặt quần áo.
Câu 3: Trong bài đọc Ngày xuân Phố Cáo, cái gì được miêu tả chất cao hơn cả bờ rào đá?
A. Đụn rơm.
B. Củi.
C. Lúa.
D. Cỏ khô.
Câu 4: Trong bài đọc Ngày xuân Phố Cáo, tác giả thi thoảng không phân biệt được giữa hai thứ gì?
A. Mây và khói.
B. Sương và mưa.
C. Nắng và gió.
D. Bóng cây và bóng người.
III. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Trong bài đọc Ngày xuân Phố Cáo, tác giả muốn làm gì vào buổi chiều?
A. Đi dạo.
B. Nói chuyện với dân làng.
C. Ngồi bên hiên nhà vắng ngắm cảnh.
D. Giúp dân làng làm việc.
Câu 2: Tròn bài đọc Ngày xuân Phố Cáo, không khí của buổi chiều được miêu tả như thế nào?
A. Ồn ào, náo nhiệt.
B. Yên bình, nhẹ nhàng.
C. Lạnh lẽo, cô đơn.
D. Nóng bức, khó chịu.
Câu 3: Bài văn chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Nghị luận.
D. Biểu cảm.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Trong bài đọc Ngày xuân Phố Cáo, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu văn "Gió xuân mang khói trắng về trời"?
=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 4: Ngày xuân Phố Cáo