Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 4: Ngày xuân Phố Cáo

Giáo án bài 4: Ngày xuân Phố Cáo sách Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

BÀI 4: NGÀY XUÂN PHỐ CÁO

(3 tiết)

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Cùng bạn trao đổi được về nội dung tranh minh họa bài đọc; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài và hoạt động khởi động. 

  • Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản Ngày xuân Phố Cáo. Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, biết tóm tắt và hiểu được chủ đề của văn bản. Hiểu được nội dung của bài đọc: Vẻ đẹp thiên nhiên của Phố Cáo vào mùa xuân. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Tình cảm của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên quá đỗi nên thơ và cuộc sống thanh bình ở bản Lán Xì, xã Phố Cáo.

  • Luyện tập sử dụng kết từ. 

  • Viết được bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe mà em thích bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện đó.

  • Chia sẻ được với người thân những điều thú vị ở Phố Cáo vào ngày xuân.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực văn học: 

  • Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

  • Yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống.       

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực và sơ đồ tư duy. 

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo.

  • Bảng phụ, máy chiếu ghi đoạn từ “Mùa này” đến hết. 

  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.

  • Tranh, ảnh, video về bản Lán Xì, xã Phố Cáo (nếu có). 

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

  • SGK Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo.

  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

                                                   TIẾT 1: ĐỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS xem một số hình ảnh về bản Lán Xì, xã Phố Cáo sau đây: 

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Quan sát hình ảnh bên trên, chia sẻ cảm nhận của em về Phố Cáo.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). 

 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: 

+ Cảnh vật đơn xơ, mộc mạc.

+ Màu xanh của cây cối là tông màu chủ đạo.

+ Cảm giác yên bình nhưng cũng rất thơ mộng.

.....

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr130, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Bài đọc “Ngày xuân Phố Cáo” nội dung miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên của Phố Cáo vào mùa xuân. Qua đó, tác giả thể hiện tình cảm trước khung cảnh thiên nhiên nên thơ và cuộc sống thanh bình tại nơi đây.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện vẻ đẹp của cảnh. 

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. 

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết; nhấn giọng ở những từ ngữ tả vẻ đẹp của thiên nhiên, tình cảm, cảm xúc của TG hoặc hoạt động của người dân,…)

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:

+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: nô nức, bảng lảng,… 

+ Luyện đọc cách ngắt giọng ở những câu dài, miêu tả vẻ đẹp của cảnh: 

  • Khói đốt rơm rạ buổi chiều/ dường như khiến khung cảnh trở nên gần gũi.//; 

  • Xa xa,/ những dãy sa mộc xanh thẫm/ đang vươn dọc bầu trời/ như tường thành hiên ngang/ che chở cho bản làng xứ núi.//;… 

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “bừng sắc nắng”  

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “bản làng xứ núi”.  

+ Đoạn 3:Còn lại

* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để thuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa các từ khó. 

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. 

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. 

b. Cách tiến hành

- GV giải thích một số từ ngữ khó cho HS: 

+ Phố Cáo: một xã thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. 

+ Sa mộc (còn gọi là sa mu): là cây thân gỗ, lá kim, thân thẳng tắp, tán hình nón, cành ngang thành từng tầng. 

+ Cải mèo: một loại cái có nhiều ở vùng núi phía Bắc, được trồng ven các nương ngô, lúa. 

+ Bảng lảng: lờ mờ, chập chờn, không rõ nét. 

+ Thênh thang: (nghĩa trong bài: không bị bó hẹp về thời gian, không gian);… 

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi:

+ Câu 1Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh thiên nhiên ở bản Lán Xì vào ngày xuân.

+ Câu 2: Những đồi thông và những dãy sa mộc được tả có gì đẹp?

+ Câu 3: Tìm trong đoạn 3 những hình ảnh làm nên sự yên bình của bản Lán Xì?

  • Thiên nhiên 

  • Con người  

+ Câu 4: Đặt một tên khác cho bài đọc và giải thích lí do em chọn tên đó.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 

+ Câu 1: Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh thiên nhiên ở bản Lán Xì vào ngày xuân: Nương cải mèo hoa nở vàng tươi khắp lối đi, màu nâu của đất mới, gió xuân mang khói trắng về trời, dãy núi như đang nằm lặng chờ thời khắc lộc biếc chồi non bừng sắc nắng,... 

+ Câu 2: Những đồi thông và những dãy sa mộc được tả theo nét riêng: Khói đốt bốc lên làm mờ nhoè, bảng lảng cả những đồi thông chọc thẳng bầu trời; dãy sa mộc xanh thẫm đang vươn dọc bầu trời như tường thành hiên ngang che chở cho bản làng xứ núi.

+ Câu 3: 

……………..

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi. 

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. 

- HS quan sát, tiếp thu. 

 

 

 

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc SGK.

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc nghĩa các từ ngữ khó. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi. 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

…………….

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Bộ giáo án có đầy đủ các môn lớp 5 chương trình mới. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Tải về

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay